Theo số liệu vừa được công bố từ Tổng cục Thống kê, CPI tháng 01/2023 tăng 0,52% so với tháng trước. Nguyên nhân chủ yếu là do:
- Thứ nhất, giá nhóm giao thông tháng 01/2023 tăng 1,39% so với tháng trước, do giá xăng trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới và mức thuế bảo vệ môi trường mới được quy định tại Nghị quyết số 30/2022/UBTVQH15 ngày 30/12/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội áp dụng từ ngày 01/01/2023 đến hết ngày 31/12/2023. Cụ thể, trong tháng giá xăng tăng 2,31% so với tháng trước do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá vào ngày 01/01/2023, 03/01/2023 và 11/01/2023, trong đó giá xăng A95 tăng 1.450 đồng/lít, giá xăng E5 tăng 1.380 đồng/lít.
- Thứ hai, giá nhóm đồ uống và thuốc lá tháng 01/2023 tăng 1,12% so với tháng trước do nhu cầu tiêu dùng và sử dụng làm quà biếu tặng tăng trong dịp Tết khiến giá rượu bia tăng 1,66%; thuốc hút tăng 0,71%; đồ uống không cồn tăng 0,49%.
- Thứ ba, giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 01/2023 tăng 0,82% so với tháng trước, trong đó lương thực tăng 0,89%; thực phẩm tăng 0,95%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,46%.
- Thứ tư, giá nhóm đồ trang sức tăng 0,59%; dịch vụ cắt tóc, gội đầu tăng 2,22%; dịch vụ chăm sóc cá nhân tăng 2,34%. Vào mùa cưới nên giá các vật dụng, dịch vụ về cưới hỏi tăng 0,7%. Bên cạnh đó, nhu cầu đồ thờ cúng vào dịp cuối năm tăng nên giá các mặt hàng này tăng 0,69% so với tháng trước.
Ở chiều ngược lại, giá nhóm giáo dục tháng 01/2023 giảm 0,15% so với tháng trước, trong đó dịch vụ giáo dục giảm 0,2%, do Chính phủ ban hành Nghị quyết số 165/NQ-CP ngày 20/12/2022 yêu cầu các địa phương giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022-2023 như năm học 2021-2022 để tiếp tục hỗ trợ cho người dân nên một số địa phương đã điều chỉnh giảm mức học phí sau khi đã thu theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2023 của Chính phủ; giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tháng 01/2023 cũng giảm 0,12% so với tháng trước.
So với cùng kỳ năm ngoái, CPI tháng 01/2023 tăng 4,89% so với tháng 01/2022. Nguyên nhân chính khiến CPI tháng 01/2023 tăng cao so với cùng kỳ năm 2022 chủ yếu là do:
- Thứ nhất, giá nhóm giáo dục tháng 01/2023 tăng cao nhất với 11,6% so với cùng kỳ năm trước do trong năm học 2021-2022 nhiều địa phương đã miễn, giảm học phí để chia sẻ khó khăn với người dân trong đại dịch, đồng thời vào năm học 2022-2023 một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tăng mức học phí.
- Thứ hai, giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 6,94% do giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở và nhà ở thuê tăng.
-Thứ ba, giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 6,08%, chủ yếu do dịch Covid-19 được kiểm soát, dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng 7,0%; giá lương thực tăng 3,74% và thực phẩm tăng 6,11%.
- Thứ tư, giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 5,3% do dịch Covid-19 được kiểm soát, giá tour, khách sạn, nhà hàng tăng khi nhu cầu du lịch trong nước tăng.
Về lạm phát cơ bản (theo thước đo CPI loại trừ lương thực, thực phẩm, năng lượng và mặt hàng do nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục), tháng 01/2023 tăng 0,46% so với tháng trước, tăng 5,21% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản tăng 5,21% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,89%) chủ yếu do lạm phát cơ bản từ tháng 7/2022 đến tháng 12/2022 có mức tăng so với tháng trước cao hơn CPI chung do giá xăng dầu và giá dịch vụ giáo dục là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng CPI trong các tháng này thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản. Lạm phát cơ bản tháng 01/2023 ở mức nền cao hơn CPI chung nên có mức tăng so với cùng kỳ năm trước cao hơn.
Dự báo CPI năm 2023 tăng trung bình khoảng 3,5% (+/- 0,5%)
Về tổng thể, có thể nhận định rằng áp lực lạm phát tại Việt Nam trong năm 2023 sẽ không quá lớn.
Thứ nhất, trước áp lực lạm phát cơ bản gia tăng bền vững từ giữa năm 2022, NHNN đã chủ động thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng trong nửa sau năm 2022. Đồng thời, mặt bằng lãi suất năm 2022 đã tăng khoảng 1 điểm phần trăm so với năm 2021. Đây sẽ là những nhân tố có tác động kiềm chế lạm phát trong năm 2023.
Thứ hai, áp lực về tỷ giá cũng đã giảm đáng kể từ cuối năm 2022, nhiều khả năng chỉ số đồng Đô la đã đạt đỉnh vào tháng 9/2022 và đang trong xu hướng giảm giá, mặc dù sẽ có những giai đoạn phục hồi trong năm 2023. Ở thị trường trong nước giá USD cũng đã giảm mạnh trong tháng 12/2022. Tính từ cuối năm 2021 đến cuối năm 2022, VND chỉ giảm giá khoảng 3,7% so với USD. Đây là mức mất giá không quá lớn và do vậy sẽ không ảnh hưởng quá mạnh tới lạm phát thời gian tới.
Thứ ba, nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu đang gia tăng cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ tại các nước phát triển. Mặc dù lạm phát tại các nước phát triển nhiều khả năng đã đạt đỉnh, nhưng hiện vẫn ở mức cao so với mục tiêu. Xu hướng tăng lãi suất tại Mỹ và châu Âu nhiều khả năng vẫn tiếp tục trong giai đoạn đầu năm 2023.
Việc tăng trưởng tại các nước phát triển được dự báo sẽ chậm lại đáng kể (IMF dự báo kinh tế thế giới trong năm 2023 chỉ tăng trưởng 2,7%), thậm chí rơi vào suy thoái tác động đến lạm phát tại Việt Nam theo 2 kênh: Một mặt, tổng cầu đối với hàng hóa của Việt Nam sẽ tăng trưởng chậm lại do nền kinh tế có độ mở lớn. Mặt khác, nguy cơ suy thoái toàn cầu sẽ gây áp lực giảm giá hàng hóa cơ bản trên thế giới. Bởi vậy, giá xăng dầu và các loại nguyên vật liệu trong năm 2023 sẽ khó tăng mạnh ngay cả khi Trung Quốc mở cửa lại nền kinh tế hay các rủi ro liên quan đến chiến tranh Nga – Ukraine gia tăng. Thực tế, giá dầu trung bình năm 2022 đang ở vùng đỉnh.
Như vậy, các áp lực đối với lạm phát từ các biến số như tiền tệ, tỷ giá hay giá nhiên, nguyên vật liệu nhiều khả năng đã đạt đỉnh trong năm 2022 và sẽ giảm trong năm 2023. Tuy nhiên, áp lực tăng giá điện, giá một số dịch vụ do Nhà nước kiểm soát trong năm 2023 sẽ lớn hơn so với năm 2022, nhưng tác động cụ thể còn phụ thuộc vào thời điểm và mức độ điều chỉnh giá của cơ quan quản lý.
Tốc độ tăng CPI các tháng năm 2023 so với cùng kỳ có khả năng đạt đỉnh vào tháng 1/2023 và sau đó giảm dần về mức 3% vào cuối năm 2023. Lạm phát trung bình trong năm 2023 được dự báo sẽ nằm trong khoảng 3-4%, hay nói cách khác là xoay quanh mức 3,5% (+/- 0,5%).
2. Dự báogiá bình quân của dầu thô và xăng dầu thành phẩm thế giới tháng 02/2023sẽ giảm từ 0-3% so với tháng 01/2023.
2.1. Thị trường thế giới:
Trong cuộc họp ngày 17/01/2023, Tổ chức OPEC+ đã quyết định giữ nguyên thoả thuận trong tháng 10/2022 là tiếp tục cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày. OPEC cũng giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2023, cho dù triển vọng kinh tế đang dần cải thiện của nước nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới là Trung Quốc.
OPEC vẫn dự báo nhu cầu dầu thô của thế giới sẽ tăng 2,2 triệu thùng/ngày trong năm 2023, thấp hơn so với ước tính tăng 2,5 triệu thùng/ngày của năm 2022...
Giá dầu thô thế giới tháng 01/2023 có xu hướng giảm khá mạnh vào những ngày đầu tháng do lo ngại nguy cơ tăng trưởng kinh tế thế giới suy yếu. Tuy nhiên, từ giữa tháng 01/2023, giá dầu thô thế giới có biểu hiện tăng trở lại do Trung Quốc đã dỡ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế giao tiếp xã hội để phòng chống dịch Covid-19 và tăng trưởng kinh tế thế giới có dấu hiệu lạc quan hơn...
Diễn biến này làm cho:
- Giá dầu thô bình quân của 3 thị trường Brent, Dubai và West Texas Intermediate tháng 01/2023 ở mức 80,41 USD/thùng (tăng 3,00% so với tháng 12/2022);
- Giá xăng RON 95 bình quân tại thị trường Singapore tháng 01/2023 ở mức 99,50 USD/thùng (tăng 11,16% so với tháng 12/2022)...
2.2. Thị trường Việt Nam:
Tháng 01/2023, do thay đổi chính sách thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu ở Việt Nam (từ ngày 01/01/2023) và giá xăng dầu thế giới biến động nên Liên Bộ Công Thương - Tài Chính đã điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu vào các ngày 01, 03, 11 và 30/01/2023. Cụ thể, giá bán lẻ một số mặt hàng xăng dầu được điều chỉnh như trong bảng 1.
Bảng 1: Giá xăng dầu bán lẻ tại vùng 1 tháng 01/2023
|
Xăng RON 95-III (VND/lít)
|
Xăng E5 RON 92-II (VND/lít)
|
Dầu hỏa 2-K (VND/lít)
|
Dầu Diesel 0,05S-II (VND/lít)
|
Dầu Mazut 3,5S (VND/kg)
|
Mức giá từ ngày 21/12/2022
|
20.700
|
19.970
|
21.830
|
21.600
|
12.860
|
Mức giá từ ngày 01/01/2023
|
21.800
|
21.020
|
22.160
|
22.150
|
13.630
|
Mức giá từ ngày 03/01/2023
|
22.150
|
21.350
|
22.760
|
22.150
|
13.740
|
Mức giá từ ngày 11/01/2023
|
22.150
|
21.350
|
21.800
|
21.630
|
13.360
|
Mức giá từ ngày 30/01/2023
|
23.140
|
22.320
|
22.570
|
22.520
|
13.930
|
Mức giá ngày 01/01/2023 so với 21/12/2022
|
Số tuyệt đối
|
1.100
|
1.050
|
330
|
550
|
770
|
%
|
5,31
|
5,26
|
1,51
|
2,55
|
5,99
|
Mức giá ngày 03/01 so với 01/01/2023
|
Số tuyệt đối
|
1.450
|
1.380
|
930
|
550
|
880
|
%
|
6,65
|
6,57
|
4,20
|
2,48
|
6,46
|
Mức giá ngày 11/01 so với 03/01/2023
|
Số tuyệt đối
|
0
|
0
|
-960
|
-520
|
-380
|
%
|
0,00
|
0,00
|
-4,22
|
-2,35
|
-2,77
|
Mức giá ngày 30/01 so với 11/01/2023
|
Số tuyệt đối
|
990
|
970
|
770
|
890
|
570
|
%
|
4,47
|
4,54
|
3,53
|
4,11
|
4,27
|
Mức giá ngày 30/01/2023 so với 21/12/2022
|
Số tuyệt đối
|
2.440
|
2.350
|
740
|
920
|
1.070
|
%
|
11,79
|
11,77
|
3,39
|
4,26
|
8,32
|
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Petrolimex
Như vậy, giá xăng dầu vùng 1 được điều chỉnh vào ngày 30/01/2023 như sau: giá xăng RON 95-III là 23.140VND/lít (tăng 2.440VND/lít, tương đương 11,79% so với cuối tháng 12/2022); giá xăng E5 RON 92-II là 22.320VND/lít (tăng 2.350VND/lít, tương đương 11,77%); dầu hỏa là 22.570VND/lít (tăng 740VND/lít, tương đương 3,39%); dầu Diesel 0,05S-II là 22.520VND/lít (tăng 920VND/lít, tương đương 4,26%); dầu Mazut 3,5S là 13.930VND/kg (tăng 1.070VND/lít, tương đương 8,32%)…
Cùng với việc điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu, liên Bộ Công Thương - Tài chính đã thực hiện mức trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu trong tháng 01/2023 như được nêu cụ thể ở bảng 2 và 3.
Bảng 2: Mức trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu tháng 01/2023
|
Xăng các loại (trừ xăng sinh học, VND/lít)
|
Xăng E5 (VND/lít)
|
Dầu hỏa (VND/lít)
|
Diesel (VND/lít)
|
Mazut các loại (VND/kg)
|
Mức trích từ ngày 21/12/2022
|
400
|
300
|
500
|
800
|
500
|
Mức trích từ ngày 01/01/2023
|
400
|
300
|
500
|
800
|
500
|
Mức trích từ ngày 03/01/2023
|
0
|
0
|
200
|
605
|
0
|
Mức trích từ ngày 11/01/2023
|
0
|
0
|
650
|
605
|
300
|
Mức trích từ ngày 30/01/2023
|
0
|
0
|
200
|
200
|
200
|
Mức trích ngày 01/01/2023 so với 21/12/2022
|
Số tuyệt đối
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
%
|
0,00
|
0,00
|
0,00
|
0,00
|
0,00
|
Mức trích ngày 03/01 so với 01/01/2023
|
Số tuyệt đối
|
-400
|
-300
|
-300
|
-195
|
-500
|
%
|
-100,00
|
-100,00
|
-60,00
|
-24,38
|
-100,00
|
Mức trích ngày 11/01 so với 03/01/2023
|
Số tuyệt đối
|
0
|
0
|
450
|
0
|
300
|
%
|
0,00
|
0,00
|
225,00
|
0,00
|
-
|
Mức trích ngày 30/01 so với 11/01/2023
|
Số tuyệt đối
|
0
|
0
|
-450
|
-405
|
-100
|
%
|
0,00
|
0,00
|
-69,23
|
-66,94
|
-33,33
|
Mức trích ngày 30/01/2023 so với 21/12/2022
|
Số tuyệt đối
|
-400
|
-300
|
-300
|
-600
|
-300
|
%
|
-100,00
|
-100,00
|
-60,00
|
-75,00
|
-60,00
|
Nguồn: Tính toán từ số liệu của liên Bộ Công Thương - Tài chính.
Bảng 3: Mức chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu tháng 01/2023
|
Xăng các loại (trừ xăng sinh học, VND/lít)
|
Xăng E5 (VND/lít)
|
Dầu hỏa (VND/lít)
|
Diesel (VND/lít)
|
Mazut các loại (VND/kg)
|
Mức chi từ ngày 21/12/2022
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
Mức chi từ ngày 01/01/2023
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
Mức chi từ ngày 03/01/2023
|
400
|
350
|
0
|
0
|
100
|
Mức chi từ ngày 11/01/2023
|
103
|
121
|
0
|
0
|
0
|
Mức chi từ ngày 30/01/2023
|
950
|
850
|
0
|
0
|
0
|
Mức chi ngày 01/01/2023 so với 21/12/2022
|
Số tuyệt đối
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
%
|
0,00
|
0,00
|
0,00
|
0,00
|
0,00
|
Mức chi ngày 03/01 so với 01/01/2023
|
Số tuyệt đối
|
400
|
350
|
0
|
0
|
100
|
%
|
-
|
-
|
0,00
|
0,00
|
-
|
Mức chi ngày 11/01 so với 03/01/2023
|
Số tuyệt đối
|
-297
|
-229
|
0
|
0
|
-100
|
%
|
-74,25
|
-65,43
|
0,00
|
0,00
|
-100,00
|
Mức chi ngày 30/01 so với 11/01/2023
|
Số tuyệt đối
|
847
|
729
|
0
|
0
|
0
|
%
|
822,33
|
602,48
|
0,00
|
0,00
|
0,00
|
Mức chi ngày 30/01/2023 so với 21/12/2022
|
Số tuyệt đối
|
950
|
850
|
0
|
0
|
0
|
%
|
-
|
-
|
0,00
|
0,00
|
0,00
|
Nguồn: Tính toán từ số liệu của liên Bộ Công Thương - Tài chính.
Như vậy so với cuối tháng 12/2022, tháng 01/2023 liên Bộ thực hiện giảm mức trích lập Quỹ bình ổn giá đối với tất cả các loại xăng, dầu; tăng chi sử dụng quỹ đối với các loại xăng, gần như không chi sử dụng quỹ đối với các loại dầu... Động thái này đã giúp hạn chế tốc độ tăng giá xăng trong nước trước diễn biến tăng khá mạnh của giá xăng thành phẩm trên thị trường thế giới.
Dự báo: Giá dầu thô thế giới được hỗ trợ bởi tăng trưởng kinh tế của Mỹ mạnh hơn dự kiến cùng hy vọng nhu cầu của Trung Quốc phục hồi nhanh chóng khi Chính phủ Trung Quốc dỡ bỏ các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, thị trường dầu thô cũng chịu áp lực từ các dấu hiệu cho thấy nguồn cung mạnh mẽ của dầu Nga bất chấp việc áp giá trần đối với các sản phẩm tinh chế từ dầu Nga từ ngày 05/02/2023. Bên cạnh đó, dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy dự trữ dầu thô, xăng, các sản phẩm chưng cất của Mỹ tuần đầu tháng 02/2023 tăng mạnh so với tuần trước đó và OPEC+ vẫn duy trì hạn ngạch sản lượng của mình như thoả thuận từ tháng 10/2022 cũng có tác động làm giảm giá dầu... Vì vậy, dự báo giá dầu thế giới bình quân tháng 02/2023 có thể sẽ giảm từ 0-3% so với tháng 01/2023.
3.Dự báo giá lợn hơi tháng 02/2023 sẽ tăng nhẹ so với tháng 01/2023, dao động ở mức 52.000-56.000 VND/kg.
Trong tháng 01/2023, giá lợn hơi cả nước có biến động nhẹ so với tháng 12/2022. Cụ thể:
+ Tại miền Bắc: giá lợn hơi trung bình khoảng 51.300-53.000 VND/kg, giảm 100-600 VND/kg so với tháng 12/2022.
+ Tại miền Nam: giá lợn hơi trung bình khoảng 50.600-52.700 VND/kg, tăng 200-300 VND/kg so với tháng 12/2022.
Bảng 4: Giá lợn hơi ở Việt Nam tháng 01/2023 (VND/kg)
Khu vực
|
Tháng 01/2023
|
So với tháng 12/2022
|
So với tháng 01/2022
|
Miền Bắc
|
51.300-53.000
|
-350
|
-925
|
Miền Nam
|
50.600-52.700
|
+250
|
-200
|
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu vinanet.vn và nhachannuoi.vn
Nguyên nhân: giá lợn hơi trong tháng 1/2023 có biến động nhẹ so với tháng trước (giảm giá nhẹ ở miền Bắc và tăng giá nhẹ ở miền Nam, mặc dù diễn ra Tết Nguyên Đán và các Lễ hội truyền thống) nhờ nguồn cung dồi dào (ước tính tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 01/2023 tăng 10,4% so với cùng thời điểm năm 2022) trong khi sức tiêu thụ không tăng đột biến…
Dự báo: tháng 02/2023, giá thịt lợn hơi có thể tăng nhẹ so với tháng 01/2023 do nhu cầu được cải thiện, việc Trung Quốc mở cửa khẩu thời gian qua giúp cho việc thông thương, buôn bán và tiêu thụ thịt lợn của Việt Nam cũng thuận lợi hơn, góp phần đẩy giá lợn hơi sẽ tăng trong những ngày tới. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi tiếp tục chịu sự ảnh hưởng của việc đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu khiến cho giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, chi phí logistic tăng cao... Vì vậy, tháng 02/2023 giá thịt lợn hơi sẽ có thể dao động trong vùng giá từ 52.000-56.000 VND/kg.
4. Dự báo tháng 02/2023 giá lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ giảm từ 0-2% so với tháng 01/2023.
4.1. Giá xuất khẩu:
Tháng 01/2023, giá gạo xuất khẩu của một số nước xuất khẩu lớn có diễn biến tăng so với tháng 12/2022. Cụ thể, giá gạo của một số nước được phản ánh như trong bảng 5 và đồ thị 5.
Bảng 5: Giá bình quân xuất khẩu gạo 5% tấm của Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam tháng 01/2023
|
Gạo 5% tấm Thái Lan (USD/tấn)
|
Gạo 5% tấm
Ấn Độ (USD/tấn)
|
Gạo 5% tấm Việt Nam (USD/tấn)
|
Giá bình quân tháng 01/2022
|
400,13
|
367
|
399,38
|
Giá bình quân tháng 12/2022
|
433,6
|
376,4
|
447,8
|
Giá bình quân tháng 01/2023
|
494
|
384,75
|
452,75
|
Mức giá T01/2023
so với T12/2022
|
Số tuyệt đối
|
50,4
|
8,35
|
4,95
|
%
|
11,36
|
2,22
|
1,11
|
Mức giá T01/2023
so với T01/2022
|
Số tuyệt đối
|
93,87
|
17,75
|
53,37
|
%
|
23,46
|
4,84
|
13,36
|
Nguồn: Tính toán từ số liệu của FAO và Reuters
Nguyên nhân:
+ Tại Thái Lan tháng, giá gạo 5% tấm ở mức 493,75-494,25 USD/tấn, tăng 11,36% so tháng 12/2022. Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan tăng do nhu cầu nhập khẩu gạo tăng lên trong khi nguồn cung gạo đang giảm. Bên cạnh đó, đồng Baht mạnh lên cũng giúp hỗ trợ giá gạo tăng.
+ Tại Ấn Độ, giá loại gạo đồ 5% tấm ở mức 381-388,5 USD/tấn, tăng 2,22% so với tháng 12/2022. Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ tăng do nguồn cung hạn chế và đồng Rupee mạnh lên dẫn đến giá xuất khẩu cao hơn khi tính bằng đô la Mỹ.
+ Tại Việt Nam tháng, giá gạo 5% tấm ở mức 451,5-454 USD/tấn, tăng 1,11% so với tháng 12/2022. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng do nhu cầu của thị trường vẫn tốt trong khi nguồn cung trong nước thấp…
4.2. Giá lúa gạo tại Việt Nam:
Trên thị trường nội địa tháng 01/2023, tại khu vực ĐBSCL giá một số loại lúa, gạo có diễn biến tăng. Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương: tại An Giang, lúa OM18 ở mức 6.880-7.060 VND/kg (tăng 160 VND/kg); lúa IR50404 ở mức 6.400-6.540 VND/kg (tăng 220 VND/kg); gạo thơm đặc sản Jasmine ở mức 15.000-17.000 VND/kg (tăng 500 VND/kg), trong khi đó, gạo thường ở mức 11.500-12.500 VND/kg; gạo hạt dài ở mức 18.000-19.000 VND/kg; không thay đổi so với tháng trước.
Bảng 6: Giá một số loại lúa gạo tại An Giang tháng 12/2022 (VND/kg)
Loại lúa gạo
|
Giá T01/2023
|
So với T12/2022
|
So với T01/2022
|
Lúa OM6976
|
6.880-7.060
|
+160
|
+988
|
Lúa IR 50404 (lúa khô)
|
6.400-6.540
|
+220
|
+70
|
Gạo thường
|
11.500-12.500
|
-
|
+ 500
|
Gạo hạt dài
|
18.000-19.000
|
-
|
-
|
Gạo thơm Jasmine
|
15.000-17.000
|
+500
|
+700
|
Nguồn: Tổng hợp số liệu của Bộ NN&PTNN và thitruongnongsan.gov.vn
Dự báo: Tháng 02/2023 trên thị trường gạo châu Á, giá gạo xuất khẩu có thể ổn định hoặc giảm nhẹ do nhu cầu đã được đáp ứng đủ, trong khi nhiều nước xuất khẩu gạo sắp bước vào vụ thu hoạch mới. Bên cạnh đó, theo dữ liệu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp Quốc (FAO), chỉ số Giá lương thực toàn cầu có diễn biến giảm 10 tháng liên tiếp (từ tháng 4/2022-01/2023) cũng tác động làm cho nhu cầu nhập khẩu gạo của 1 số quốc gia giảm bớt… Vì vậy, dự báo giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 02/2023 có thể sẽ giảm từ 0-2% so với tháng 01/2023…
5. Dự báo tháng 02/2023 so tháng 01/2023trên thị trường thế giới, giá cà phê có thể tăng từ 0-3%. Giá cà phê nội địa Việt Nam có thể sẽ biến động theo xu hướng này của giá cà phê thế giới.
5.1. Thị trường thế giới
Tháng 01/2023 so với tháng 12/2022, giá cà phê Robusta và Arabica có diễn biến trái chiều. Cụ thể:
- Tại thị trường New York và Bremen/Hamburg, giá cà phê Robusta bình quân ở mức 2,12 USD/kg (tăng 3,45% so với tháng 12/2022);
- Tại thị trường New York và Bremen/Hamburg, giá cà phê Arabica bình quân ở mức 4,56 USD/kg (giảm 1,54% so tháng 12/2022).
5.2. Thị trường Việt Nam
Trong tháng 1/2023, tại thị trường Việt Nam, giá cà phê có diễn biến giảm trong nửa đầu tháng sau đó tăng trong nửa cuối tháng. Tính chung cả tháng 1/2023, giá cà phê Robusta ở mức 40.170-40.800 đồng/kg (giảm 105-175 đồng/kg so với tháng 12/2022).
Giá xuất khẩu cà phê bình quân trong nửa đầu tháng 1/2023 ước đạt mức 2.160 USD/tấn, giảm 3,74% so với nửa đầu tháng 12/2022, và giảm 1,95% so với cùng kỳ năm 2022.
Nguyên nhân: Trên thị trường thế giới, giá cà phê trong tháng 01/2023 so với tháng trước có diễn biễn biến trái chiều bởi triển vọng thu hoạch cà phê Arabica của Brazil được cải thiện sau khi xuất hiện những cơn mưa gần đây đang tiếp tục gây áp lực lên giá cà phê Arabica; Ở chiều ngược lại, giá cà phê Robusta tăng so với tháng trước do lo ngại nguồn cung toàn cầu thiếu hụt. Sản lượng cà phê Robusta sụt giảm khá mạnh, sau tác động tiêu cực của các đợt sương giá năm 2021 buộc người trồng cà phê phải cắt xén, cải tạo lại vườn cây khiến năng suất sụt gảm.
Giá cà phê trên thị trường nội địa Việt Nam tháng 01/2023 giảm nhẹ so với tháng 12/2022 do giao dịch trầm lắng vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão kéo dài. Bên cạnh đó, cuối năm âm lịch cũng là thời điểm giới thương nhân địa phương thiếu vốn tín dụng cần thiết để mua trữ cà phê....
Dự báo: Trong tháng 02/2023, giá cà phê thế giới có thể sẽ tăng nhẹ so với tháng trước do lượng tồn kho cà phê Robusta thấp trên sàn London và thông tin mưa nhiều tại các vùng trồng cà phê ở Brazil hỗ trợ. Bên cạnh đó, triển vọng của nền kinh tế toàn cầu sớm hồi phục cũng là một yếu tố hỗ trợ tăng nhu cầu cà phê trên thị trường. Giá cà phê thị trường nội địa Việt Nam có thể tăng nhẹ trở lại do thời tiết không thuận lợi cho việc thu hoạch và phơi sấy cà phê cuối vụ ở vùng cà phê Tây Nguyên Việt Nam... Vì vậy, dự báo tháng 02/2023 so với tháng 01/2023 trên thị trường thế giới, giá cà phê có thể tăng từ 0-3%. Giá cà phê trong nước có thể sẽ biến động theo xu hướng này của giá cà phê thế giới.
6. Dự báo giá cao su tháng 02/2023 có thể sẽ tăng từ3-7% so với tháng 01/2023.
6.1. Thị trường thế giới
Tháng 01/2023, giá cao su TSR20 bình quân trên sàn giao dịch SICOM (Singapore) đạt 1,41 USD/kg, tăng 4,87% so với tháng 12/2022; giá cao su RSS3 bình quân trên sàn giao dịch SICOM (Singapore) đạt 1,63 USD/kg, tăng 6,15% so với tháng 12/2022.
6.2. Thị trường Việt Nam
Ở Việt Nam trong tháng 01/2023, giá mủ cao su nguyên liệu có biến động nhẹ so với tháng 12/2022. Cụ thể: tại Bình Phước giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty cao su Phú Riềng thu mua ở mức 270-280 VND/độ TSC (giảm 5 VND/độ TSC so với tháng 12/2022); tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa dao động ở mức 286-288 VND/độ TSC (tăng 13-15 VND/độ TSC so với tháng 12/2022).
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, giá xuất khẩu cao su bình quân trong nửa đầu tháng 01/2023 đạt 1.352 USD/tấn, tăng 0,15% so với nửa đầu tháng 12/2022 và giảm 20,63% so với cùng kỳ năm 2022.
Nguyên nhân: Giá cao su tháng 01/2023 tăng so với tháng 12/2022 nhờ kỳ vọng về sự phục hồi kinh tế tại Trung Quốc khiến nhu cầu cao su tại nước này sẽ được cải thiện.
Dự báo: Tháng 02/2023, giá cao su có thể tiếp tục tăng nhẹ do nguồn cung hạn chế (nguồn cung cao su sẽ thiếu hụt từ tháng 02/2023 - là giai đoạn mà các nước sản xuất chính bắt đầu bước vào mùa rụng lá hàng năm). Bên cạnh đó, Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) dự báo, sản lượng cao su tự nhiên của khu vực Đông Nam Á có thể sẽ giảm 10% trong nử