Chương trình đào tạo
Các khóa học ngắn hạn
Các khóa học dài hạn
Lịch tuyển sinh
Đăng ký trực tuyến
        Tin nóng
 
         Tìm kiếm thông tin
         Hỗ trợ trực tuyến
Phòng Tổng hợp
Phòng nghiên cứu Kinh tế - Tài chính
         Liên kết website
         Đối tác khách hàng
         Thông kê truy cập
Online: 3
Visited: 1127438
 
  

 

 

Báo cáo phân tính dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 6 năm 2022

1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2022 tăng 0,38% so với tháng trước và tăng 2,86% so với tháng 5/2021Bình quân 5 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 2,25% so với cùng kỳ năm trước.

Theo số liệu vừa được công bố từ Tổng cục Thống kê, CPI tháng5/2022tăng0,38% so với tháng trước,nguyên nhân chủ yếu là do:

Thứ nhất, giá nhóm giao thông tháng Năm tăng cao nhất với 2,34% so với tháng trước do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu theo giá nhiên liệu thế giới vào ngày 04/5/2022, 11/5/2022 và 23/5/2022 làm cho giá xăng tăng 5,93%.

Thứ hai, giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tháng Năm tăng 0,74% so với tháng trước chủ yếu do giá dịch vụ du lịch trọn gói tăng 3,15% và khách sạn, nhà khách tăng 0,94% khi nhu cầu du lịch tăng trở lại.

Thứ ba, giá nhóm đồ uống và thuốc lá tháng 5/2022 tăng0,33% so với tháng trước do giá nguyên liệu đầu vào và giá vận chuyển tăng, cụ thể: Giá nước giải khát có ga tăng 0,2%so với tháng trước; nước quả ép tăng 0,1%;rượu bia tăng 0,45% và thuốc hút tăng0,28%.

Bình quân 5 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 2,25% so với cùng kỳ năm trước, như vậy cao hơn mức tăng 1,29% của 5 tháng đầu năm 2021, nhưng thấp hơn mức tăng của 5 tháng đầu năm 2017-2020.

 

CPI tháng 05/2022 so với

Bình quân 5 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước

Tháng 5
năm 2021

Tháng 4
năm 2022

Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng

+2,86%

+0,38%

+2,25%

So với cùng kỳ năm ngoái, CPI tháng 5/2022 tăng 2,86%, nguyên nhân chính là do:

Thứ nhất, giá nhóm giao thông tháng 5/2022 tăng cao nhất với 18,42% so với cùng kỳ năm trước, trong đó giá xăng dầu tăng 54,48% do giá xăng A95 tăng11.120đồng/lít; xăng E5 tăng 11.210đồng/lít và dầu diezen tăng 10.780 đồng/lít so với tháng 5/2021.

Thứ hai, giá nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 2,98% chủ yếu do chi phí vận chuyển tăng và nguồn cung thuốc lá giảm.

Thứ ba, giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 2,78% do giá tour và khách sạn, nhà hàng tăng khi nhu cầu du lịch trong nước đang dần khôi phục trở lại.

Bên cạnh đó, một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI tháng 04/2022 đó là giá nhóm giáo dục tháng 5/2022 giảm 2,17% so với cùng kỳ năm trước do từ học kỳ I năm học 2021-2022, một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương miễn, giảm học phí trong đại dịch; giá nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,34% do giá phụ kiện điện thoại thông minh giảm.

Về lạm phát cơ bản (theo thước đo CPI loại trừ lương thực, thực phẩm, năng lượng và mặt hàng do nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục), tháng 5/2022tăng0,29% so với tháng trước, tăng 1,61% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,25%),điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.

2. Dự báo

Dự báo CPI năm 2022 tăng trung bình 3% (+-0,5%).

Triển vọng lạm phát trong năm 2022 về cơ bản sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố là tổng cầu và mức tăng giá các nhiên, nguyên vật liệu, đặc biệt là giá dầu thô trên thị trường thế giới.

Về tổng cầu, mặc dù đã có sự thay đổi tích cực, tuy nhiên sau 2 năm duy trì ở mức thấp do ảnh hưởng của dịch bệnh, sản lượng vẫn ở mức thấp hơn tiềm năng, đà tăng của giá cả trong giai đoạn từ nay đến cuối năm sẽ bị hạn chế rất nhiều. Lạm phát cơ bản, do đó, nhiều khả năng sẽ vẫn ở mức thấp. Trong khi đó, kể từ năm 2016 đến nay, lạm phát cơ bản chỉ tăng trung bình 1,61%/năm. Tuy nhiên, với việc tổng cầu vẫn thấp hơn so với tiềm năng, lạm phát cơ bản trung bình trong năm 2022 có thể chỉ xoay quanh mức 1,5%.

Về giá xăng dầu, mặc dù có nhiều bất ổn do tình hình căng thẳng tại Ukraine chưa có hồi kết, nhưng trong trung hạn, nguồn cung dầu đá phiến đang tăng lên. Đồng thời Fed đã bắt đầu tăng lãi suất, kinh tế Mỹ nói riêng và kinh tế thế giới nói chung được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại. Với triển vọng tăng trưởng thấp hơn, nhu cầu về dầu thô trên thế giới cũng sẽ thấp hơn so với những tính toán trước đây.

Ngay cả khi giá dầu được duy trì ở mức cao như hiện nay, nhiều khả năng lạm phát tại Việt Nam trong năm 2022 vẫn được duy trì ở mức thấp. Nếu giả định giá dầu trong năm 2022 tăng trung bình 50% so với năm 2021 (trong giai đoạn từ năm 1987 đến nay chỉ có 2 năm giá dầu trung bình tăng hơn 50% là các năm 2000 và 2021), thì đóng góp của giá dầu vào mức tăng CPI tổng thể sẽ vào khoảng 1,5% như tính toán của Tổng cục Thống kê. Với kỳ vọng lạm phát cơ bản ở mức 1,5%, có thể dự báo rằng lạm phát CPI trung bình trong năm 2022 sẽ vào khoảng 3% (+-0,5%).

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, bình quân 5 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 2,25% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 1,29% của 5 tháng đầu năm 2021, nhưng thấp hơn nhiều so với mức tăng 3,65% của 5 tháng đầu năm 2017-2020. Giả định tốc độ lạm phát của các tháng còn lại trong năm vẫn tăng với mức trung bình là 0,5%/tháng như những tháng đầu năm thì lạm phát trung bình năm 2022 cũng chỉ ở mức 3,5%. Như vậy, mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% của Chính phủ nhiều khả năng đạt được.

2. Dự báog bình quân của dầu thô và xăng dầu thành phẩm thế giới tháng 6/2022 sẽ tăng từ 8-12% so với tháng 5/2022.

2.1. Thị trường thế giới:

Đầu tháng 5/2022, để đảm bảo nguồn cung, Tổ chức OPEC+ đã nhất trí tăng sản lượng dầu thô thêm 432.000 thùng/ngày trong tháng 6/2022. Đồng thời khẳng định OPEC+ sẵn sàng tăng sản lượng nếu thị trường có nhu cầu. Cùng với đó, Mỹ và một số nước tiếp tục xả kho dự trữ khẩn cấp để giúp bình ổn giá dầu thế giới.

Bên cạnh đó, OPEC cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới trong năm 2022 vì lo ngại kinh tế thế giới tăng trưởng chậm do tác động tiêu cực bởi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, lạm phát tăng cao và Trung Quốc thực hiện các biện pháp hạn chế để phòng chống dịch Covid-19. OPEC dự báo nhu cầu thế giới sẽ chỉ tăng 3,67 triệu thùng/ngày vào năm 2022, giảm 480.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó…

Giá dầu thô thế giới tháng 5/2022 biến động trong xu hướng tăng do lệnh cấm của EU đối với dầu Nga và việc nới lỏng hạn chế để phòng chống dịch Covid-19 tại Trung Quốc đã làm lu mờ những lo ngại rằng tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại...

Diễn biến này làm cho:

- Giá dầu thô bình quân của 3 thị trường Brent, Dubai và West Texas  Intermediate tháng 5/2022 ở mức 110,10 USD/thùng (tăng 6,46% so với tháng 4/2022);

- Giá xăng RON 95 bình quân tại thị trường Singapore tháng 5/2022 ở mức 146,96 USD/thùng (tăng 15,84% so với tháng 4/2022).

2.2. Thị trường Việt Nam:

Tháng 5/2022, do giá xăng dầu thế giới biến động tăng khá mạnh nên Liên Bộ Công Thương - Tài Chính đã điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu vào các ngày 04, 11 và 23/5/2022. Cụ thể, giá bán lẻ một số mặt hàng xăng dầu được điều chỉnh như trong bảng 1.

Bảng 1: Giá xăng dầu bán lẻ tại vùng 1 tháng 5/2022

 

Xăng RON 95-III (VND/lít)

Xăng E5 RON 92-II (VND/lít)

Dầu hỏa    2-K (VND/lít)

Dầu Diesel 0,05S-II (VND/lít)

Dầu Mazut 3,5S (VND/kg)

Mức giá từ ngày 21/4/2022

27.990

27.130

23.820

25.350

21.800

Mức giá từ ngày 04/5/2022

28.430

27.460

23.820

25.530

21.560

Mức giá từ ngày 11/5/2022

29.980

28.950

25.160

26.650

21.560

Mức giá từ ngày 23/5/2022

30.650

29.630

24.400

25.550

20.590

Mức giá ngày 04/5 so với 21/4/2022

Số tuyệt đối

440

330

0

180

-240

%

1,57

1,22

0,00

0,71

-1,10

Mức giá ngày 11/5 so với 04/5/2022

Số tuyệt đối

1.550

1.490

1.340

1.120

0

%

5,45

5,43

5,63

4,39

0,00

Mức giá ngày 23/5 so với 11/5/2022

Số tuyệt đối

670

680

-760

-1.100

-970

%

2,23

2,35

-3,02

-4,13

-4,50

Mức giá ngày 23/5 so với 21/4/2022

Số tuyệt đối

2.660

2.500

580

200

-1.210

%

9,50

9,21

2,43

0,79

-5,55

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Petrolimex

Như vậy, giá xăng dầu vùng 1 được điều chỉnh vào ngày 23/5/2022 như sau: giá xăng RON 95-III là 30.650VND/lít (tăng2.660VND/lít, tương đương 9,50% so với cuối tháng 4/2022); giá xăng E5 RON 92-II là 29.630VND/lít (tăng2.500VND/lít, tương đương 9,21%); dầu hỏa là 24.400VND/lít (tăng 580VND/lít, tương đương 2,43%); dầu Diesel 0,05S-II là 25.550VND/lít (tăng 200VND/lít, tương đương 0,79%); dầu Mazut 3,5S là 20.590VND/kg (giảm1.210VND/kg, tương đương 5,55%)…

Cùng với việc điều chỉnh giá xăng dầu, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã thực hiện mức trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu trong tháng 5/2022 như được nêu cụ thể ở bảng 2 và 3.

Bảng 2: Mức trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu tháng 5/2022

 

Xăng các loại (trừ xăng sinh học, VND/lít)

Xăng E5 (VND/lít)

Dầu hỏa (VND/lít)

Diesel (VND/lít)

Mazut các loại (VND/kg)

Mức trích từ ngày 21/4/2022

500

400

100

100

0

Mức trích từ ngày 04/5/2022

400

300

119

100

0

Mức trích từ ngày 11/5/2022

100

100

0

100

0

Mức trích từ ngày 23/5/2022

0

0

300

300

400

Mức trích ngày 04/5 so với 21/4/2022

Số tuyệt đối

-100

-100

19

0

0

%

-20,00

-25,00

19,00

0,00

0,00

Mức trích ngày 11/5 so với 04/5/2022

Số tuyệt đối

-300

-200

-119

0

0

%

-75,00

-66,67

-100,00

0,00

0,00

Mức trích ngày 23/5 so với 11/5/2022

Số tuyệt đối

-100

-100

300

200

400

%

-100,00

-100,00

200,00

 -

Mức trích ngày 23/5 so với 21/4/2022

Số tuyệt đối

-500

-400

200

200

400

%

-100,00

-100,00

200,00

200,00

 -

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.

Bảng 3: Mức chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu tháng 5/2022

 

Xăng các loại (trừ xăng sinh học, VND/lít)

Xăng E5 (VND/lít)

Dầu hỏa (VND/lít)

Diesel (VND/lít)

Mazut các loại (VND/kg)

Mức chi từ ngày 21/4/2022

0

0

0

0

250

Mức chi từ ngày 04/5/2022

0

0

0

0

0

Mức chi từ ngày 11/5/2022

0

0

300

0

33

Mức chi từ ngày 23/5/2022

300

100

0

0

0

Mức chi ngày 04/5 so với 21/4/2022

Số tuyệt đối

0

0

0

0

-250

%

0,00

0,00

0,00

0,00

-100,00

Mức chi ngày 11/5 so với 04/5/2022

Số tuyệt đối

0

0

300

0

33

%

0,00

0,00

 -

0,00

 -

Mức chi ngày 23/5 so với 11/5/2022

Số tuyệt đối

300

100

-300

0

-33

%

 -

-100,00

0,00

-100,00

Mức chi ngày 23/5 so với 21/4/2022

Số tuyệt đối

300

100

0

0

-250

%

 -

0,00

0,00

-100,00

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.

Như vậy so với cuối tháng 4/2022, tháng 5/2022 liên Bộ thực hiện giảm trích lập Quỹ bình ổn giá đối với các loại xăng, tăng trích lập quỹ đối với các loại dầu; tăng chi sử dụng quỹ đối với các loại xăng, giảm chi sử dụng quỹ đối với dầu Mazut... Động thái này đã giúp bình ổn giá xăng dầu trong nước trước sự biến động khá mạnh của giá xăng dầu thế giới.

Dự báo: Ngày 02/06/2022, Tổ chức OPEC+ đã nhất trí tăng sản lượng dầu thô thêm 648.000thùng/ngày vào tháng 7 và 8/2022. Con số này cao hơn nhiều so với mức tăng hằng tháng trước đó là 432.000 thùng/ngày. Tuy nhiên, số tăng sản lượng này được chia đều cho các quốc gia thuộc OPEC+ (bao gồm cả Nga và những nước không còn khả năng tăng thêm sản lượng nữa). Thêm vào đó, trước bối cảnh các nước phương Tây mở rộng các biện pháp trừng phạt đốivới dầu mỏ và khí đốt của Ngavì cuộctấncông vàoUkraine.Vì vậy, nhiều chuyên gia dự tính sản lượng dầu thô tăng thêm thực sự được đưa ra thị trường chỉ đạt khoảng 50% con số được OPEC+ đã nhất trí tăng sản lượng nêu trên...

Do đó, tháng 6/2022 nguồn cung dầu thô trên thị trường (được phép mua bán tự do) vẫn rất hạn chế và việc nới lỏng các biện pháp hạn chế để phòng dịch Covid-19 tại Trung Quốc sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu tại thị trường này... Vì vậy, dự báo giá dầu thế giới bình quân tháng 6/2022 có thể sẽ tăng từ 8-12% so với tháng 5/2022.

3. Dự báo giá lợn hơi tháng 6/2022 sẽ tăng nhẹ so với tháng 5/2022, dao động ở mức 55.000-60.000 VND/kg.

Trong tháng 5/2022, giá lợn hơi cả nước có diễn biến tăng ở cả miền Nam và miền Bắc. Cụ thể.

Bảng 4: Giá lợn hơi ở Việt Nam tháng 5/2022 (VND/kg)

Khu vực

Tháng 5/2022

So với tháng 4/2022

So với tháng 5/2021

Miền Bắc

55.000-56.500

+1.250

-12.250

Miền Nam

55.500-56.750

+1.750

-14.375

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu vinanet.vn và nhachannuoi.vn

+ Tại miền Bắc: giá lợn hơi trung bình khoảng 55.000-56.500VND/kg, tăng1.250VND/kg so với tháng 4/2022.

+ Tại miền Nam: giá lợn hơi trung bình khoảng 55.500-56.750VND/kg, tăng1.750VND/kg so với tháng 4/2022.

Nguyên nhân: Giá lợn hơi tăng trong tháng 5/2022 so với tháng trước do ảnh hưởng từ việc giá thức ăn chăn nuôi, giá xăng dầu tăng cao trong thời gian qua và nhu cầu tiêu thụ thịt, các sản phẩm thịt dần tăng trở lại do Việt Nam mở cửa du lịch, các hoạt động trở lại trạng thái bình thường…

Dự báo: Trong tháng 6/2022, giá thịt lợn hơi có thể sẽ tiếp tục tăng nhẹ do ảnh hưởng từ việc giá thức ăn chăn nuôi,  giá xăng dầu tăng cao trong thời gian qua và nhu cầu tiêu thụ thịt, các sản phẩm thịt dự kiến sẽ tăng khi bước vào thời kỳ cao điểm diễn ra các hoạt động du lịch. Tuy nhiên, do nguồn cung thịt lợn của Việt Nam khá dồi dào, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước nên mức giá thu mua lợn hơi sẽ không tăng đột biến... Vì vậy, trong tháng 6/2022, giá thịt lợn hơi sẽ có thể dao động trong vùng giá từ 55.000-60.000 VND/kg.

4. Dự báo tháng 6/2022 glúa gạo xuất khẩu trên thị trường gạo châu Á sẽ tăng từ 1-3% so với tháng 5/2022.

4.1. Giá xuất khẩu:

Tháng 5/2022 so với tháng 4/2022 trên thị trường thế giới, giá gạo ở các nước xuất khẩu lớn có diễn biến trái chiều. Cụ thể, giá gạo của một số nước được phản ánh như trong bảng 5 và đồ thị 5.

Bảng 5: Giá bình quân xuất khẩu gạo 5% tấm của Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam          tháng 5/2022

 

Gạo 5% tấm Thái Lan (USD/tấn)

Gạo 5% tấm

Ấn Độ (USD/tấn)

Gạo 5% tấm Việt Nam (USD/tấn)

Giá bình quân tháng 5/2021

471,5

376

492,5

Giá bình quân tháng 4/2022

416,4

364,8

414,8

Giá bình quân tháng 5/2022

442,25

358,5

417,6

Mức giá T5/2022

so với T4/2022

Số tuyệt đối

+25,85

-6,3

+2,8

%

+6,21

-1,88

+0,68

Mức giá T5/2022

so với 5/2021

Số tuyệt đối

- 29,25

- 17,5

- 74,9

%

- 6,21

- 4,65

- 15,21

Nguồn: Tính toán từ số liệu của FAO và Reuters

Nguyên nhân:

+ Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm ở mức 439,5-445 USD/tấn, tăng 6,21% so tháng 4/2022. Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan tăng do đồng nội tệ mạnh lên và chi phí sản xuất tăng, đặc biệt là giá phân bón ở mức cao.

+ Tại Ấn Độ, giá loại gạo đồ 5% tấm ở mức 356,4-360,6 USD/tấn, giảm 1,73% so với tháng 4/2022. Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ giảm nhẹ do nguồn cung gạo dồi dào và đồng Rupee yếu đi so với USD, mặc dù nhu cầu từ các khách hàng vẫn ổn định.

+ Tại Việt Nam, giá gạo 5% tấm ở mức 416,6-418,6 USD/tấn, tăng 0,68% so với tháng 4/2022. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng do nguồn cung thấp và chi phí sản xuất tăng, tuy nhiên mức tăng thấp khi hoạt động giao dịch trầm lắng…

4.2. Giá lúa gạo tại Việt Nam:

Trên thị trường nội địa tháng 5/2022, tại khu vực ĐBSCL, giá nhiều loại lúa, gạo có diễn biến trái chiều. Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương: tại An Giang, lúa OM18 ở mức 5.770-5.860 VND/kg (giảm 55-140 VND/kg), lúa IR50404 ở mức 6.500 VND/kg (giảm 100 VND/kg); gạo thường ở mức 11.500-12.500 VND/kg (tăng 170 VND/kg); gạo thơm đặc sản Jasmine ở mức 15.000-16.000 VND/kg và gạo hạt dài ở mức 18.000-19.000 VND/kg, không thay đổi so với tháng trước.

Bảng 6: Giá một số loại lúa gạo tại An Giang tháng 5/2022 (VND/kg)

Loại lúa gạo

Giá T5/2022

So với T4/2022

So với T5/2021

Lúa OM6976

5.770-5.860

-98

-595

Lúa IR 50404 (lúa khô)

6.500

-100

- 500

Gạo thường

11.500-12.500

+170

+ 900

Gạo hạt dài

18.000-19.000

-

-

Gạo thơm Jasmine

15.000-16.000

-

+1.000

Nguồn: Tổng hợp số liệu của Bộ NN&PTNN và thitruongnongsan.gov.vn

Dự báo: Tháng 6/2022, trên thị trường gạo châu Á, giá gạo xuất khẩu có thể tăng nhẹ do quý II/2022 là thời điểm thị trường gạo thế giới sẽ đẩy mạnh việc mua hàng, nhu cầu mạnh hơn từ các thị trường như Trung Đông, EU, Nigeria,Philippines,Trung Mỹ và Caribê… Vì vậy, dự báo giá gạo xuất khẩu trên thị trường gạo châu Á trong tháng 6/2022 có thể sẽ tăng từ 1-3% so với tháng5/2022…

5. Dự báo tháng 6/2022 so tháng5/2022trên thị trường thế giới, gcà phê có thể sẽ giảm từ 0-3%, giá cà phê nội địa Việt Nam sẽ biến động theo xu hướng này.

5.1. Thị trường thế giới

Tháng 5/2022, giá cà phê Robusta và Arabica có diễn biến giảm nhẹ:

- Tại thị trường New York và Bremen/Hamburg, giá cà phê Robusta bình quân ở mức 2,27 USD/kg (giảm0,79% so tháng 4/2022);

- Tại thị trường New York và Bremen/Hamburg, giá cà phê Arabica bình quân ở mức 5,74 USD/kg (giảm1,93% so tháng 4/2022). 

5.2. Thị trường Việt Nam

Trong tháng 5/2022 tại thị trường Việt Nam, giá cà phê có diễn biến tăng. Tính chung cả tháng 5/2022, giá cà phê Robusta ở mức 40.940-41.520 VND/kg (tăng 385 VND/kg so với tháng 4/2022).

Giá xuất khẩu cà phê bình quân trong nửa đầu tháng 5/2022 ước đạt mức 2.284 USD/tấn, tăng0,48% so với tháng 4/2022 và tăng 25,08% so với cùng kỳ năm 2021.

Nguyên nhân:Trên thị trường thế giới, giá cà phê giảmnhẹ trong tháng 5/2022 so với tháng trước do không còn nguy cơ sương giá trên các vùng cà phê phía Đông Nam Brazil, trong khi áp lực bán hàng vụ mới từ các nước sản xuất tiếp tục đè nặng lên nguồn cung ở các thị trường. Các nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới đã vào vụ thu hoạch, Brazil đang thu hoạch cà phê Conilon Robusta vụ mới và Colombia cũng đã bắt tay vào thu hoạch cà phê vụ Mittca. Bên cạnh đó, lo ngại rủi ro tăng cao từ cuộc chiếc dai dẳng ở Đông Âu và dịch bệnh Covid-19 gia tăng ở Trung Quốc làm giảm nhu cầu tiêu thụ cà phê của thế giới.

Giá cà phê trên thị trường trong nước tháng 5/2022 tăng so với tháng 4/2022 dogiá vật tư phân bón tăng ở mức caotrong thời gian qua....

Dự báo: Trong tháng 6/2022, giá cà phê thế giới có thể sẽ giảm nhẹ do tình hình thời tiết được cải thiện hơn ở một số vùng trọng điểm sản xuất cà phê ở Brazil và kỳ vọng sản lượng cà phê niên vụ tới tăng cao hơn so với niên vụ trước...Vì vậy dự báo tháng 6/2022 so với tháng 5/2022 trên thị trường thế giới, giá cà phê có thể sẽ giảm từ 0-3%. Giá cà phê trong nước có thể sẽ biến động theo xu hướng của giá cà phê thế giới...

6. Dự báo giá cao su tháng 6/2022 có thể sẽ tăng từ2-6% so với tháng 5/2022.

6.1. Thị trường thế giới

Tháng 5/2022, giá cao su TSR20 bình quân trên sàn giao dịch SICOM (Singapore) đạt1,62 USD/kg, giảm5,01% so với tháng 4/2022; giá cao su RSS3bình quân trên sàn giao dịch SICOM (Singapore) đạt2,06 USD/kg, giảm1,74% so tháng 4/2022.

6.2. Thị trường Việt Nam

Ở Việt Nam trong tháng 5/2022, giá mủ cao su nguyên liệu có biến động nhẹ so với tháng 4/2022. Tính chung cả tháng 5/2022, tại Bình Phước giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty cao su Phú Riềng thu mua ở mức 305-345 VND/độ TSC (giảm 15 VND/độ TSC so với tháng 4/2022); tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa dao động ở mức 340 VND/độ TSC (giảm 10 VND/độ TSC so với tháng 4/2022).

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, giá cao su xuất khẩu của Việt Nam trong nửa đầu tháng 5/2022 trung bình ước đạt 1.759 USD/tấn (giảm 2,87% so với tháng 4/2022 và tăng 1,56% so với cùng kỳ năm 2021).

Nguyên nhân: Trong tháng 5/2022, giá cao su RSS3 và giá cao su TSR20 trên thị trường thế giới giảm so với tháng 4/2022 do tình trạng phong toả nhiều tỉnh, thành phố để ngăn chặn đại dịch Covid-19 tại Trung Quốc (một trong những thị trường ô tô lớn nhất thế giới), khiến cho việc tiêu thụ lốp xe bị chậm lại, ảnh hưởng đến nhu cầu đối với cao su...

Dự báo: Tháng 6/2022, giá cao su dự báo có thể phục hồi do lo ngại về nguồn cung trên thị trường thiếu hụt.Tình hình thời tiết bất lợi tại các khu vực khai thác cao su thiên nhiên có thể làm giảm sản lượng cao su trong thời gian tới. Nhu cầu cao su từ Trung Quốc dự kiến sẽ phục hồi sau khi các quy định về phòng chống Covid-19 ở Thượng Hải được nới lỏng từ ngày 01/6/2022. Thêm vào đó, giá dầu thô tăng ở mức cao cũng tác động làm tăng giá cao su tự nhiên… Vì vậy, dự báo giá cao su tự nhiên trong tháng 6/2022 có thể sẽ tăng từ 2-6% so với tháng5/2022.

7. Lãi suất trong tháng 6/2022 tiếp tục duy trì ổn định hoặc tăng nhẹ trong bối cảnh thị trường chứng khoán, vàng, tiền điện tử... đang có biến động khó lường và NHTW nhiều nước đang tiến hành thắt chặt tiền tệ.

7.1. Thế giới

Trước áp lực ngăn chặn lạm phát leo thang trong bối cảnh giá năng lượng tăng vọt khi căng thẳng Nga - Ukraine, Ngân hàng Trung ương các nước để tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ trong tháng 5/2022 nhằm làm dịu đi áp lực vật giá leo thang trong thời gian qua. Xu hướng thắt chặt tiền tệ được dự báo duy trì đến cuối năm 2022.

Sau khi nâng mức suất cơ bản hiện nay thêm 25 điểm cơ bản lên khoảng 0,25 - 0,5% sau phiên họp 16/3. ngày 4/5, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thông báo tăng phạm vi lãi suất cơ bản thêm 0,5% lên mức 0,75 - 1%, mức tăng cao nhất kể từ tháng 5/2020 nhằm đối phó với tình hình lạm phát đang gia tăng.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng đang tính đến việc nâng lãi suất vào tháng 7/2022, lần đầu tiên kể từ năm 2011, và tiến tới chấm dứt cuộc thử nghiệm lãi suất âm kéo dài 8 năm vào tháng 9/2022 trong bối cảnh tỷ lệ lạm phát tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng 5/2022, khi xung đột tại Ukraine làm giá năng lượng, thực phẩm tăng mạnh và đè nặng lên tăng trưởng nền kinh tế.

Trong khi đó, ngay sau quyết định hạ lãi suất cơ bản của Fed, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) ngày 20/5 thông báo sẽ cắt giảm lãi suất chủ chốt nhằm hỗ trợ những người mua nhà và các nhà phát triển bất động sản đang mắc nợ trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang tăng trưởng chậm lại do các biện pháp hạn chế được triển khai nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 hoành hành ở các thành phố lớn.

7.2. Việt Nam

Trước tín hiệu khởi sắc của nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn duy trì ổn định lãi suất cơ bản trong tháng 5/2022 như tháng 12/2020 nhằm tránh gây nhiều xáo trộn mục tiêu phục hồi sản xuất, kinh tế cuối năm 2021. Cụ thể:

-         Lãi suất tái cấp vốn: giữ ở mức 4,00%/năm;

-         Lãi suất tái chiết khấu: giữ ở mức 2,50%/năm;

-         Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng:giữ ở mức 5,00%/năm;

-         Lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở:giữ ở mức 2,50%/năm.

Trong khi đó, một số loại lãi suất tiền gửi vẫn duy trì ổn định như tháng 9/2020:

-         Lãi suất đối vớ

Trở lại
CÁC BÀI VIẾT KHÁC
40 triệu USD hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (25/12/2010)
Các doanh nghiệp lớn ám ảnh bởi vụ Vinashin (25/12/2010)
Giá vàng và USD quay đầu giảm mạnh (22/02/2011)
Giá mặt bằng bán lẻ Hà Nội - TP HCM cùng hạ nhiệt (19/01/2011)
Vàng ‘rơi’ xuống đáy của 2 tháng (21/01/2011)
Thống đốc Ngân hàng giải trình về lãi suất, lạm phát (25/12/2010)
Vàng vượt 36,3 triệu đồng (15/02/2011)
Báo cáo tài chính nhà nước năm 2018 đang dần hoàn thiện (09/01/2020)
Mặt hàng nào giảm giá mạnh sau kì nghỉ lễ? (06/05/2011)
Nhà đất Hà Nội, Sài Gòn rục rịch giảm giá (23/05/2011)
Sữa nội vẫn chưa chịu giảm theo giá thế giới (31/05/2011)
Giảm mục tiêu tăng trưởng, nới chỉ tiêu lạm phát (06/06/2011)
Thị trường bán lẻ Việt Nam liên tiếp rớt hạng (08/06/2011)
Xe ngoại tăng mạnh trước thời điểm siết thủ tục nhập khẩu (27/06/2011)
Thu hút FDI giảm một nửa (28/06/2011)
Xem tiếp
 
 
         Tin tức & sự kiện mới
Viện Kinh tế - Tài chính tổ chức hội thảo “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2023 dự báo 2024
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 07 năm 2023
Viện Kinh tế - Tài chính tổ chức thành công Hội thảo: “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2023”
Viện Kinh tế - Tài chính tổ chức Hội nghị viên chức và tổng kết năm học 2022 - 2023
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 06 năm 2023
Lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Viện kinh tế - Tài chính và Trường đại học công nghiệp dệt may Hà Nội
Viện Kinh tế - Tài chính ký Biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện với Tập Đoàn Đinh Lê
Chuỗi chia sẻ về tài chính toàn diện: Khởi đầu của hợp tác đào tạo và nghiên cứu giữa Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính và Tổ chức OXFAM tại Việt Nam
“Tập huấn cập nhật kiến thức mới về quản lý, sử dụng tài sản công năm 2023”
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 03 năm 2023
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 02 năm 2023
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 01 năm 2023
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 12 năm 2022
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 11 năm 2022
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 10 năm 2022
Báo cáo phân tính dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 9 năm 2022
Báo cáo phân tính dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 8 năm 2022
Báo cáo phân tính dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 7 năm 2022
Báo cáo phân tính dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 6 năm 2022
Báo cáo phân tính dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 5 năm 2022
        Email
        Hình ảnh hoạt động
Khóa học Quản trị Tài chính (từ 14-16/7/2011)
Viện kỷ niệm 86 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Bế giảng khóa học Quản trị Tài chính (14/5/2011)
Khóa Quản trị Công ty ngày 7-9/4/2011
Bế giảng khóa học Quản trị Công ty (9/4/2011)
Xem toàn bộ

Viện Kinh tế - Tài chính

Số 179 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội

ĐT: 024 3933 4139

Email: vienkttc@hvtc.edu.vn