Chương trình đào tạo
Các khóa học ngắn hạn
Các khóa học dài hạn
Lịch tuyển sinh
Đăng ký trực tuyến
        Tin nóng
 
         Tìm kiếm thông tin
         Hỗ trợ trực tuyến
Phòng Tổng hợp
Phòng nghiên cứu Kinh tế - Tài chính
         Liên kết website
         Đối tác khách hàng
         Thông kê truy cập
Online: 2
Visited: 1126032
 
  

 

 

Báo cáo phân tính dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 4 năm 2022

1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 03/2022 tăng 0,7% so với tháng trước và tăng 2,41% so với tháng 03/2021. Tính chung quý I/2022, CPI tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước

Theo số liệu vừa được công bố từ Tổng cục Thống kê, CPI tháng 03/2022tăng0,7% so với tháng trước. Nguyên nhân chủ yếu là do:

Thứ nhất, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giớilàm cho giá nhóm giao thông tháng 3/2022 tăng 4,8% so với tháng trước. Cụ thể, giá xăng, dầu tăng 13,44% so với tháng trước làm CPI chung tăng 0,48 điểm phần trăm do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh giá vào ngày 01/3/2022, 11/3/2022 và 21/3/2022.

Thứ hai, giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tháng 3/2022 tăng 1,49% so với tháng trước chủ yếu là do giá dầu hỏa tăng 18,18% so với tháng 02/2022 do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá vào ngày 01/3/2022, 11/3/2022 và 21/3/2022; giá gas tăng 9,33% so với tháng trước do từ ngày 01/3/2022 giá gas trong nước điều chỉnh tăng 42.000 đồng/bình 12 kg, sau khi giá gas thế giới tăng 132,5 USD/tấn (từ mức 775 USD/tấn lên mức 907,5 USD/tấn).

So với cùng kỳ năm ngoái, CPI tháng 03/2022 tăng 2,41%. Tính chung quý I/2022, CPI tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước.

 

CPI tháng 03/2022 so với

Quý I năm 2022 so với cùng kỳ năm trước

Tháng 03
năm 2021

Tháng 02
năm 2022

Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng

+2,41%

+0,7%

+1,92%

Nguyên nhân chính khiến CPI tháng 03/2022 tăng2,41% so với cùng kỳ năm trước là do:

Thứ nhất, giá ghóm giao thông tháng 3/2022 tăng cao nhất với 18,29% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 1,77 điểm phần trăm, trong đó giá xăng dầu tăng 56,08% do từ tháng 3/2021 đến nay xăng A95 tăng 10.150 đồng/lít; xăng E5 tăng 10.480 đồng/lít và giá dầu diezen tăng 9.390 đồng/lít.

Thứ hai, giá nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 2,65% chủ yếu do nhu cầu tăng trong dịp Tết Nguyên đán và Rằm tháng Giêng, thêm vào đó chi phí vận chuyển tăng và nguồn cung thuốc lá giảm.

Bên cạnh đó, một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI tháng 02/2022 đó là giá nhóm giáo dục giảm 3,21% do từ học kỳ I năm học 2021-2022 do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương miễn, giảm học phí trong đại dịch; giá nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,58% do giá phụ kiện điện thoại thông minh giảm.

Về lạm phát cơ bản (theo thước đo CPI loại trừ lương thực, thực phẩm, năng lượng và mặt hàng do nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục), tháng 03/2022 tăng 0,29% so với tháng trước, tăng 1,09% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý I/2022, lạm phát cơ bản bình quân tăng 0,81% so với bình quân cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 1,92%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, xăng, dầu và gas tăng.

2. Dự báo

Dự báo CPI năm 2022 tăng trung bình 2,5% (+-0,5%).

So với tháng trước, việc giá cả tăng 1% trong tháng 2/2022và 0,7% trong tháng 3/2022 đã dẫn đến một số lo ngại về lạm phát cao trong tương lai, nếu xu hướng tăng của giá dầu và giá nguyên vật liệu trên thế giới tiếp diễn. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2021, CPI trong tháng 3/2022 mới chỉ tăng 2,41%. Đây là mức tăng thấp, nếu so với mức trung bình của giai đoạn 2016-2021 là 2,93%. Như vậy, khi so với cùng kỳ, lạm phát tổng thể tại Việt Nam hiện nay vẫn ở mức thấp trong lịch sử.

Một điểm đáng chú ý khác là mức tăng 2,41% này chủ yếu do giá xăng dầu trên thị trường thế giới tăng mạnh. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, việc giá dầu tăng trong vòng một năm qua đã khiến giá hàng hóa thuộc nhóm giao thông trong rổ CPI tăng 18,29% (biểu đồ 2), đồng thời làm CPI chung tăng 1,77 điểm phần trăm (đây là kênh tác động chính từ việc giá xăng dầu tăng đến lạm phát). Như vậy, nếu loại trừ tác động của giá xăng dầu, giá cả của các hàng hóa còn lại, tính trung bình, thay đổi không nhiều trong vòng một năm qua. Lạm phát cơ bản tháng 3/2022 so với cùng kỳ năm 2021 cũng chỉ ở mức 1,09% - là mức thấp kể từ năm 2016 đến nay.

Về cơ bản, triển vọng lạm phát trong năm 2022 sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố: tổng cầu và mức tăng giá các nhiên, nguyên vật liệu, đặc biệt là giá dầu thô trên thị trường thế giới.

Trước tiên, về tổng cầu, có thể nhận định rằng trong thời gian tới các hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ phục hồi trở lại, khi Việt Nam đã đạt độ bao phủ vắc-xin ở mức cao, các biện pháp giãn cách xã hội được dỡ bỏ và nền kinh tế được mở cửa trở lại. Thu nhập và sức mua của người dân, do đó, cũng sẽ phục hồi trở lại trong thời gian tới.

Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng sau 2 năm tăng trưởng thấp (GDP năm 2020 tăng 2,9% và năm 2021 tăng 2,6%), cho dù nền kinh tế trong năm 2022 tăng trưởng cao (do chỉ phải so sánh với nền thấp), thì sản lượng tuyệt đối của nền kinh tế trong năm nay sẽ vẫn ở dưới mức tiềm năng. Giả sử, nền kinh tế trong năm 2022 tăng trưởng với tốc độ 6,5% như kế hoạch đặt ra, thì tốc độ tăng trưởng trung bình của giai đoạn 2020-2022 mới chỉ đạt mức 4%, thấp hơn nhiều so với mức trung bình trong lịch sử.

Với việc sản lượng vẫn ở mức dưới tiềm năng, đà tăng của giá cả trong giai đoạn từ nay đến cuối năm sẽ bị hạn chế rất nhiều. Lạm phát cơ bản, do đó, nhiều khả năng sẽ vẫn ở mức thấp. Trong khi đó, kể từ năm 2016 đến nay, lạm phát cơ bản chỉ tăng trung bình 1,61%/năm. Tuy nhiên, với việc tổng cầu vẫn thấp hơn so với tiềm năng, lạm phát cơ bản trung bình trong năm 2022 có thể chỉ xoay quanh mức 1%.

Đối với giá xăng dầu, mặc dù có nhiều bất ổn do tình hình căng thẳng tại Ukraine chưa có hồi kết, nhưng trong trung hạn, có một số yếu tố có thể kiềm chế giá dầu tăng:

- Sau khi Mỹ ngừng nhập khẩu dầu thô từ Liên bang Nga, nước này đã bắt đầu thực hiện kế hoạch tăng sản lượng dầu đá phiến. Điều này sẽ khiến nguồn cung dầu thô trên toàn cầu tăng lên.

- Sau khi bị một số nước phương Tây hạn chế nhập khẩu dầu mỏ, Liên bang Nga đã tăng xuất khẩu dầu sang các nước như Trung Quốc, Ấn Độ với giá rẻ. Vì vậy, nhu cầu về dầu của Trung Quốc và Ấn Độ trên thị trường thế giới sẽ giảm trong thời gian tới.

- Để kiềm chế sự phát triển của dầu đá phiến Mỹ, các nước OPEC+ sẽ phải điều chỉnh sản lượng để khống chế giá dầu không quá cao trong thời gian dài.

- Hiện nay Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã bắt đầu chu kỳ thắt chặt tiền tệ. Vì vậy, các hoạt động đầu cơ giá lên đối với các hàng hóa cơ bản nói chung và dầu thô nói riêng sẽ gặp nhiều khó khăn.

- Do căng thẳng địa chính trị tại Ukraine cũng như giá hàng hóa tăng cao, đồng thời Fed bắt đầu tăng lãi suất, kinh tế Mỹ nói riêng và kinh tế thế giới nói chung được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại. Điển hình, Fed mới đây đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2022 xuống mức còn 2,8%, thấp hơn nhiều so với dự báo 4% hồi tháng 12/2021. Trong khi đó kinh tế Trung Quốc cũng đang chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại. Với triển vọng tăng trưởng thấp hơn, nhu cầu về dầu thô trên thế giới cũng sẽ thấp hơn so với những tính toán trước đây.

Ngay cả khi giá dầu được duy trì ở mức cao như hiện nay, nhiều khả năng lạm phát tại Việt Nam trong năm 2022 vẫn được duy trì ở mức thấp. Nếu giả định giá dầu trong năm 2022 tăng trung bình 50% so với năm 2021 (trong giai đoạn từ năm 1987 đến nay chỉ có 2 năm giá dầu trung bình tăng hơn 50% là các năm 2000 và 2021), thì đóng góp của giá dầu vào mức tăng CPI tổng thể sẽ vào khoảng 1,5% như tính toán của Tổng cục Thống kê. Với kỳ vọng lạm phát cơ bản ở mức 1%, có thể dự báo rằng lạm phát CPI trung bình trong năm 2022 sẽ vào khoảng 2,5% (+-0,5%).

2. Dự báog bình quân của dầu thô và xăng dầu thành phẩm thế giới tháng 4/2022sẽ tăng từ 3-7% so với tháng 3/2022.

2.1. Thị trường thế giới:

Đầu tháng 3/2022, Tổ chức OPEC+ đã nhất trí giữ nguyên kế hoạch tăng sản lượng dầu ở mức 400.000 thùng/tháng vào tháng 4/2022, bất chấp giá dầu tăng kỷ lục.Việc Nga tấn công Ukraine đã khiến EU cam kết giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga bằng cách tăng cường nhập khẩu từ các nước khác và nhanh chóng thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo… khiến cho tổng nhu cầu dầu thô toàn cầu sẽ giảm nhẹ. Tuy nhiên, giá dầu Brent, Dubai và West Texas Intermediate có khả năng sẽ vẫn tăng và ở mức cao do các quốc gia “không thân thiện với Nga” chỉ có thể đáp ứng nhu cầu dầu mỏ của mình từ các nguồn này.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hạ dự báo nhu cầu dầu mỏ của thế giới trong năm 2022, xuống còn 99,7 triệu thùng/ngày.

Trong khi đó, OPEC dự báo năm 2022, nhu cầu dầu thô trên thế giới tăng thêm 4,1 triệu thùng/ngày so với năm 2021 lên trung bình 100,8 triệu thùng/ngày.

Theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), nhu cầu dầu mỏ tại các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) được dự báo sẽ tăng 5,8%, đạt 44,46 triệu thùng/ngày trong năm 2022, trong khi nhu cầu dầu ở các nước ngoài OECD sẽ tăng 6,6%, đạt 51,98 triệu thùng/ngày…

Giá dầu thô thế giới tháng 3/2022 chứng kiến những phiên biến động liên tục khi thế giới đối phó với tình trạng nguồn cung thắt chặt, chiến sự Nga - Ukraine đã làm chao đảo thị trường năng lượng toàn cầu, tại phiên giao dịch ngày 9/3/2022 giá dầu thô Brent đã tăng vọt lên sát gần 130 USD/thùng...

Diễn biến này làm cho:

- Giá dầu thô bình quân của 3 thị trường Brent, Dubai và West Texas  Intermediate tháng 3/2022 ở mức 112,40 USD/thùng (tăng 20,15% so với tháng 2/2022);

- Giá xăng RON 95 bình quân tại thị trường Singapore tháng 3/2022 ở mức 131,13 USD/thùng (tăng 18,46% so với tháng 2/2022).

2.2. Thị trường Việt Nam:

Tháng 3/2022, do giá xăng dầu thế giới tăng khá mạnh nên Liên Bộ Công  Thương - Tài Chính đã điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu vào các ngày 01, 11và 21/03/2022. Cụ thể, giá bán lẻ một số mặt hàng xăng dầu được điều chỉnh như trong bảng 1.

Bảng 1: Giá xăng dầu bán lẻ tại vùng 1 tháng 3/2022

 

Xăng RON 95-III (đồng/lít)

Xăng E5 RON 92-II (đồng/lít)

Dầu hỏa    2-K (đồng/lít)

Dầu Diesel 0,05S-II (đồng/lít)

Dầu Mazut 3,5S (đồng/kg)

Mức giá từ ngày 21/2/2022

26.280

25.530

19.500

20.800

17.930

Mức giá từ ngày 01/3/2022

26.830

26.070

19.970

21.310

18.460

Mức giá từ ngày 11/3/2022

29.820

28.980

23.910

25.260

20.980

Mức giá từ ngày 21/3/2022

29.190

28.330

22.240

23.630

20.420

Mức giá ngày 01/3 so với 21/2/2022

Số tuyệt đối

550

540

470

510

530

%

2,09

2,12

2,41

2,45

2,96

Mức giá ngày 11/3 so với 01/3/2022

Số tuyệt đối

2.990

2.910

3.940

3.950

2.520

%

11,14

11,16

19,73

18,54

13,65

Mức giá ngày 21/3 so với 11/3/2022

Số tuyệt đối

-630

-650

-1.670

-1.630

-560

%

-2,11

-2,24

-6,98

-6,45

-2,67

Mức giá ngày 21/3 so với 21/2/2022

Số tuyệt đối

2.910

2.800

2.740

2.830

2.490

%

11,07

10,97

14,05

13,61

13,89

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Petrolimex

Như vậy, giá xăng dầu vùng 1 được điều chỉnh vào ngày 21/3/2022 như sau: giá xăng RON 95-III là 29.190VND/lít (tăng 2.910VND/lít, tương đương 11,07% so với cuối tháng 2/2022); giá xăng E5 RON 92-II là 28.330VND/lít (tăng 2.800VND/lít, tương đương 10,97%); dầu hỏa là 22.240VND/lít (tăng 2.740VND/lít, tương đương 14,05%); dầu Diesel 0,05S-II là 23.630VND/lít (tăng 2.830VND/lít, tương đương 13,61%); dầu Mazut 3,5S là 20.420VND/kg (tăng 2.490VND/kg, tương đương 13,89%)…

Cùng với việc điều chỉnh giá xăng dầu, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã thực hiện mức trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu trong tháng 3/2022 như được nêu cụ thể ở bảng 2 và 3.

Bảng 2: Mức trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu tháng 3/2022

 

Xăng các loại (trừ xăng sinh học, đồng/lít)

Xăng E5 (đồng/lít)

Dầu hỏa (đồng/lít)

Diesel (đồng/lít)

Mazut các loại (đồng/kg)

Mức trích từ ngày 21/2/2022

0

0

0

0

300

Mức trích từ ngày 01/3/2022

0

0

0

0

300

Mức trích từ ngày 11/3/2022

0

0

0

0

0

Mức trích từ ngày 21/3/2022

50

200

300

400

0

Mức trích ngày 01/3 so với 21/2/2022

Số tuyệt đối

0

0

0

0

0

%

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

Mức trích ngày 11/3 so với 01/3/2022

Số tuyệt đối

0,00

0,00

0,00

0,00

-300,00

%

0,00

0,00

0,00

0,00

-100,00

Mức trích ngày 21/3 so với 11/3/2022

Số tuyệt đối

50,00

200,00

300,00

400,00

0,00

%

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

Mức trích ngày 21/3 so với 21/2/2022

Số tuyệt đối

50,00

200,00

300,00

400,00

-300,00

%

 

 

 

 

-100,00

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.

Bảng 3: Mức chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu tháng 3/2022

 

Xăng các loại (trừ xăng sinh học, đồng/lít)

Xăng E5 (đồng/lít)

Dầu hỏa (đồng/lít)

Diesel (đồng/lít)

Mazut các loại (đồng/kg)

Mức chi từ ngày 21/2/2022

100

250

0

300

0

Mức chi từ ngày 01/3/2022

220

250

0

300

0

Mức chi từ ngày 11/3/2022

1.000

750

300

1.500

0

Mức chi từ ngày 21/3/2022

0

0

0

0

0

Mức chi ngày 01/3 so với 21/2/2022

Số tuyệt đối

120

0

0

0

0

%

120,00

0,00

0,00

0,00

0,00

Mức chi ngày 11/3 so với 01/3/2022

Số tuyệt đối

780

500

0

1.200

0

%

354,55

200,00

0,00

400,00

0,00

Mức chi ngày 21/3 so với 11/3/2022

Số tuyệt đối

-1.000

-750

-300

-1.500

0

%

-100,00

-100,00

-100,00

-100,00

0,00

Mức chi ngày 21/3 so với 21/2/2022

Số tuyệt đối

-100

-250

0

-300

0

%

-100,00

-100,00

0,00

-100,00

0,00

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.

Như vậy so với cuối tháng 2/2022, tháng 3/2022 liên Bộ thực hiện giảm trích lập Quỹ bình ổn giá đối với hầu hết các loại xăng dầu (giảm về 0); tăng chi sử dụng quỹ đối với hầu hết các loạixăng dầu... Việc điều hành này đã khiến cho giá bán lẻ xăng dầu trong nước tháng 3/2022 so tháng 2/2022 tăng chậm hơn khá nhiều so với mức tăng chung của giá xăng dầu thế giới...

Dự báo: Giá dầu sẽ tiếp tục biến động mạnh trong thời gian tới do thiếu hụt nguồn cung, nhất là khi Liên minh châu Âu (EU) đang xem áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ đối với Nga vì cuộc xung đột với Ukraine. IEA dự báo thế giới có thể bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nguồn cung năng lượng lớn nhất trong nhiều thập kỷ, nếu Nga cắt giảm sản lượng dầu... Vì vậy, dự báo giá dầu thế giới bình quân tháng 4/2022 có thể sẽ tiếp tục tăng từ 3-7% so với tháng 3/2022.

3. Dự báo giá lợn hơi tháng 4/2022 sẽ tăng nhẹ so với tháng 3/2022, dao động ở mức 53.000-58.000 VND/kg.

Trong tháng 3/2022, giá lợn hơi cả nước có diễn biến giảm ở cả miền Nam và miền Bắc. Cụ thể.

Bảng 4: Giá lợn hơi ở Việt Nam tháng 3/2022 (VND/kg)

Khu vực

Tháng 3/2022

So với tháng 2/2022

So với tháng 3/2021

Miền Bắc

52.000-54.000

-3.000

-22.500

Miền Nam

51.600- 54.000

-3.350

-21.700

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu vinanet.vn và nhachannuoi.vn

+ Tại miền Bắc: giá lợn hơi trung bình khoảng 52.000-54.000VND/kg, giảm3.000VND/kg so với tháng 2/2022.

+ Tại miền Nam: giá lợn hơi trung bình khoảng 51.600- 54.000VND/kg, giảm3.000-3.700 VND/kg so với tháng 2/2022.

Nguyên nhân: Nguyên nhân giá lợn hơi trong tháng 3/2022 giảm so với tháng trước do sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tăng. Trong khi đó, dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, nhiều lớp học buộc phải tạm ngừng học trực tiếp, quay trở lại học online khiến nhu cầu tiêu thụ thịt lợn giảm…

Dự báo: Tháng 4/2022, giá thịt lợn hơi có thể sẽ tăng nhẹ do ảnh hưởng từ việc giá thức ăn chăn nuôi tăng cao trong thời gian qua và nhiều địa phương tiếp tục đón học sinh, sinh viên quay trở lại học trực tiếp sẽ góp phần tăng nhu cầu tiêu thụ thịt lợn... Vì vậy, trong tháng 4/2022, giá thịt lợn hơi sẽ có thể dao động trong vùng giá từ 53.000-58.000 VND/kg.

4. Dự báo tháng 4/2022 glúa gạo xuất khẩu trên thị trường gạo châu Á sẽ tăng từ 2-5% so với tháng 3/2022.

4.1. Giá xuất khẩu:

Tháng 3/2022 so với tháng 2/2022 trên thị trường thế giới, giá gạo ở các nước xuất khẩu lớn có diễn biến trái chiều. Cụ thể, giá gạo của một số nước được phản ánh như trong bảng 5 và đồ thị 5.

Bảng 5: Giá bình quân xuất khẩu gạo 5% tấm của Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam          tháng 3/2022

 

Gạo Thái Lan (USD/tấn)

Gạo Ấn Độ (USD/tấn)

Gạo Việt Nam (USD/tấn)

Giá bình quân tháng 3/2021

522,5

398,5

510,5

Giá bình quân tháng 2/2022

409,65

372

398,15

Giá bình quân tháng 3/2022

412,2

371,8

411

Mức giá T3/2022

so với T2/2022

Số tuyệt đối

2,55

-0,2

12,85

%

0,62

-0,05

3,23

Mức giá T3/2022

so với 3/2021

Số tuyệt đối

- 110,3

- 26,7

- 99,5

%

- 21,11

- 6,7

- 19,49

Nguồn: Tính toán từ số liệu của FAO và Reuters

Nguyên nhân:

+ Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm ở mức 408,8-415,6 USD/tấn, tăng 2,55% so tháng 2/2022. Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan tăng do nhu cầu của các nhà nhập khẩu gạo tăng. Xung đột ở Ukraine diễn ra khiến các quốc gia nhập khẩu nhiều gạo hơn từ châu Á. Bên cạnh đó, nhu cầu gạo từ Hong Kong cũng tăng lên do những lo ngại về kế hoạch phong tỏa bởi số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt, khiến người dân đổ xô mua gạo tích trữ.

+ Tại Ấn Độ, giá loại gạo đồ 5% tấm ở mức 369,2-374,4 USD/tấn, giảm 0,05% so với tháng 2/2022. Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ giảm nhẹ do do đồng Rupee yếu đi so với USD mặc dù nhu cầu từ các khách hàng chủ chốt ổn định.

+ Tại Việt Nam, giá gạo 5% tấm ở mức 408-414 USD/tấn, tăng 3,23 % so với tháng 2/2022. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng do nhu cầu của các nhà nhập khẩu gạo tăng. Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển cũng tăng do giá xăng dầu tăng…

4.2. Giá lúa gạo tại Việt Nam:

Trên thị trường nội địa tháng 3/2022, tại khu vực ĐBSCL giá nhiều loại lúa, gạo có diễn tăng. Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương: tại An Giang, lúa OM380 ở mức 5.460-5.560 VND/kg (tăng 60 VND/kg), lúa IR50404 ở mức 6.240 VND/kg (tăng 240 VND/kg); gạo hạt dài ở mức 18.000-19.000 VND/kg (tăng 125 VND/kg); gạo thơm đặc sản Jasmine ở mức 14.600-15.600 VND/kg (tăng 350 VND/kg); riêng gạo thường ở mức 11.000-12.000 VND/kg không thay đổi so với tháng trước).

Bảng 6: Giá một số loại lúa gạo tại An Giang tháng 3/2022 (VND/kg)

Loại lúa gạo

Giá T3/2022

So với T2/2022

So với T3/2021

Lúa OM6976

5.460-5.560

+ 60

-

Lúa IR 50404 (lúa khô)

6.240

+ 240

- 1.260

Gạo thường

11.000-12.000

-

+ 500

Gạo hạt dài

18.000-19.000

+ 125

-

Gạo thơm Jasmine

14.600-15.600

+ 350

-300

Nguồn: Tổng hợp số liệu của Bộ NN&PTNN và thitruongnongsan.gov.vn

Dự báo: Tháng 4/2022 trên thị trường gạo châu Á, giá gạo xuất khẩu có thể tiếp tục tăng nhẹ do trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp và xung đột tại Ukraine đẩy nhu cầu lương thực của các thị trường nhập khẩu tăng cao… Vì vậy, dự báo giá gạo xuất khẩu trên thị trường gạo châu Á trong tháng 4/2022 có thể sẽ tăng từ 2-5% so với tháng3/2022…

5. Dự báo tháng 4/2022 so tháng3/2022trên thị trường thế giới, gcà phê có thể sẽ giảm từ 1-5%, giá cà phê nội địa Việt Nam sẽ biến động theo xu hướng này.

5.1. Thị trường thế giới

Tháng 3/2022, giá cà phê Arabica và Robusta có diễn biến giảm:

- Giá cà phê Arabicas bình quân tháng 3/2022 tại thị trường New York và Bremen/Hamburgở mức 5,70 USD/kg (giảm7,63% so với tháng 2/2022);

- Giá cà phê Robusta bình quân tháng 3/2022 tại thị trường New York và Le Havre/Marseillesở mức 2,29 USD/kg (giảm5,13% so với tháng 2/2022).

5.2. Thị trường Việt Nam

Tháng 3/2022, tại thị trường Việt Nam giá cà phê có diễn biến tăng trong 3 tuần đầu của tháng, sau đó giảm nhẹ ở cuối tháng. Tính chung cả tháng 3/2022, giá cà phê Robusta ở mức 40.100-40.700 VND/kg (giảm 525 VND/kg so với tháng 2/2022).

Giá xuất khẩu cà phê bình quân trong nửa đầu tháng 3/2022 ước đạt mức 2.318 USD/tấn, giảm 0,81% so với tháng 2/2022 và tăng 27,57% so với cùng kỳ năm 2021.

Nguyên nhân:Trên thị trường thế giới, giá cà phê Arabica và Robusta giảm trong tháng 3/2022 so với tháng trước trong bối cảnh quỹ đầu tư bán bớt hàng do dư mua trước đó; nguồn cung cà phê Robusta được bổ sung khi Việt Nam vào vụ thu hoạch; bên cạnh đó, lo ngại xung đột Nga - Ukraina kéo dài, khiến Brazil và một số nước bán trước cà phê Arabica mùa mới dù chưa đến thời kỳ thu hái, đã đẩy giá của mặt hàng cà phê này suy giảm.

Giá cà phê thị trường nội địa trong tháng 3/2022 giảmso với tháng trước do nguồn cung tăng khi bước vào vụ thu hoạch và chịu áp lực từ xu hướng giảm chung của giá cà phê trên thế giới...

Dự báo: Trong tháng 4/2022, giá cà phê thế giới có thể sẽ tiếp tục giảm khi nguồn cung dồi dào hơn từ Brazil,nguồn cung cà phê Robusta được bổ sung khi Việt Nam vào vụ thu hoạch. Mùa thu hái năm nay, cà phê Brazil vào chu kỳ được mùa. Thời tiết hanh khô tại một số nước Nam Mỹ có thể khiến cà phê chín sớm hơn. Trong bối cảnh xung đột giữa Nga - Ukraina, thị trường cũng lo ngại nhu cầu tiêu thụ giảm, chi tiêu bị thắt chặt trong ngắn và trung hạn.Vì vậy dự báo tháng 4/2022 so với tháng 3/2022 trên thị trường thế giới, giá cà phê có thể sẽ tiếp tục giảm từ 1-5%. Giá cà phê trong nước có thể sẽ điều chỉnh giảm khi chịu áp lực từ giá cà phê thế giới giảm và nguồn cung tăng khi vào vụ thu hoạch...

6. Dự báo giá cao su tháng 4/2022 có thể sẽ tăng từ1-5% so với tháng 3/2022.

6.1. Thị trường thế giới

Tháng 3/2022, giá cao su TSR20 bình quân trên sàn giao dịch SICOM (Singapore) đạt1,75 USD/kg, giảm2,52% so với tháng 2/2022; giá cao su RSS3bình quân trên sàn giao dịch SICOM (Singapore) đạt2,12 USD/kg, tăng0,45% so tháng 2/2022.

6.2. Thị trường Việt Nam

Ở Việt Nam trong tháng 3/2022, giá mủ cao su nguyên liệu ổn định so với tháng 2/2022. Tính chung cả tháng 3/2022, tại Bình Phước giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty cao su Phú Riềng thu mua ở mức 330-340 VND/độ TSC; tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa dao động ở mức 348-350 VND/độ TSC, không thay đổi so với tháng 2/2022.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, giá cao su xuất khẩu của Việt Nam trong nửa đầu tháng 3/2022 trung bình ước đạt 1.791,9 USD/tấn (tăng 0,84% so với tháng 2/2022 và tăng 3,33% so với cùng kỳ năm 2021).

Nguyên nhân: Trong tháng 3/2022, giá cao su RSS3 trên thị trường thế giới đã chững đà tăng và giá cao su TSR20 giảm so với tháng 2/2022 do tình trạng thiếu chip bán dẫn trong ngành sản xuất ô tô toàn cầu đang kìm hãm nhu cầu tiêu thụ cao su. Xung đột Nga – Ukraine gây thêm áp lực đối với ngành công nghiệp sản xuất chip bán dẫn vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19. Các nhà sản xuất chip bán dẫn rất khó khăn khi xử lý tình trạng thiếu linh kiện, giao hàng muộn và chi phí nguyên vật liệu tăng cao...

Dự báo: Tháng 4/2022, giá cao su dự báo có thể tăng nhẹ do lo ngại về nguồn cung trên thị trường khi bước vào mùa sản xuất thấp điểm có thể kéo dài đến tháng 5/2022 sẽ hỗ trợ thêm cho giá cao su… Vì vậy, dự báo giá cao su tự nhiên trong tháng 4/2022 có thể sẽ tăng từ 1-5% so với tháng3/2022.

7. Lãi suất trong tháng 04/2022 tiếp tục duy trì ổn định trong bối cảnh các hoạt động kinh tế chuyển sang trạng thái thích ứng an toàn với Covid-19, diễn biến giá cả, thị trường được kiểm soát ổn định.

7.1. Thế giới

Trước áp lực ngăn chặn lạm phát leo thang trong bối cảnh giá năng lượng tăng vọt khi căng thẳng Nga - Ucraina, Ngân hàng Trung ương các nước nhìn chung vẫn thận trọng trong quyết định chính sách tiền tệ bởi cho rằng đây chỉ là hiện tượng tạm thời của nền kinh tế.Mức lãi suất cơ bản trong tháng 03/2022 được điều chỉnh theo hướng thắt chặt tiền tệ nhằm làm dịu đi áp lực vật giá leo thang trong thời gian qua. Xu hướng thắt chặt tiền tệ được dự báo duy trì đến cuối năm 2022.

Ngày 16/3, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã phê duyệt đợt tăng lãi suất đầu tiên trong hơn ba năm, một động thái mạnh mẽ nhằm giải quyết cú sốc lạm phát đang đeo bám nền kinh tế lớn nhất thế giới. Qua đó, mức suất cơ bản hiện nay của Fed sẽ tăng thêm 25 điểm cơ bản lên khoảng 0,25 - 0,5%. Động thái mới này sẽ kéo chi phí đi vay lên cao hơn, và khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế chững lại trong năm nay.

Sau cuộc họp 10/3, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nâng dự báo lạm phát lên đáng kể trong bối cảnh giá năng lượng tăng mạnh; ngân hàng này dự báo lạm phát tăng lên 5,1% trong năm nay, từ mức 3,2% được dự báo trước đó. Tuy nhiên các biện pháp điểu chỉnh lãi suất cơ bản của ECB dự kiến được tiến hành vào quý IV/2022 sau khi kết thúc chương trình mua trái phiếu.

Trong khi đó, ngay sau quyết định hạ lãi suất cơ bản của Fed, ngày 17/3, bất chấp áp lực tăng trưởng hạ nhiệt và lạm phát gia tăng, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) vẫn kiên định giữ mức lãi suất cho vay một năm (LPR) không thay đổi ở mức 3,70%. Động thái này được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã có nhiều dấu hiệu giảm tốc trong quý vừa qua, do tác động từ dịch bệnh Covid-19 và áp lực giá nguyên

Trở lại
CÁC BÀI VIẾT KHÁC
40 triệu USD hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (25/12/2010)
Các doanh nghiệp lớn ám ảnh bởi vụ Vinashin (25/12/2010)
Giá vàng và USD quay đầu giảm mạnh (22/02/2011)
Giá mặt bằng bán lẻ Hà Nội - TP HCM cùng hạ nhiệt (19/01/2011)
Vàng ‘rơi’ xuống đáy của 2 tháng (21/01/2011)
Thống đốc Ngân hàng giải trình về lãi suất, lạm phát (25/12/2010)
Vàng vượt 36,3 triệu đồng (15/02/2011)
Báo cáo tài chính nhà nước năm 2018 đang dần hoàn thiện (09/01/2020)
Mặt hàng nào giảm giá mạnh sau kì nghỉ lễ? (06/05/2011)
Nhà đất Hà Nội, Sài Gòn rục rịch giảm giá (23/05/2011)
Sữa nội vẫn chưa chịu giảm theo giá thế giới (31/05/2011)
Giảm mục tiêu tăng trưởng, nới chỉ tiêu lạm phát (06/06/2011)
Thị trường bán lẻ Việt Nam liên tiếp rớt hạng (08/06/2011)
Xe ngoại tăng mạnh trước thời điểm siết thủ tục nhập khẩu (27/06/2011)
Thu hút FDI giảm một nửa (28/06/2011)
Xem tiếp
 
 
         Tin tức & sự kiện mới
Viện Kinh tế - Tài chính tổ chức hội thảo “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2023 dự báo 2024
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 07 năm 2023
Viện Kinh tế - Tài chính tổ chức thành công Hội thảo: “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2023”
Viện Kinh tế - Tài chính tổ chức Hội nghị viên chức và tổng kết năm học 2022 - 2023
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 06 năm 2023
Lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Viện kinh tế - Tài chính và Trường đại học công nghiệp dệt may Hà Nội
Viện Kinh tế - Tài chính ký Biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện với Tập Đoàn Đinh Lê
Chuỗi chia sẻ về tài chính toàn diện: Khởi đầu của hợp tác đào tạo và nghiên cứu giữa Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính và Tổ chức OXFAM tại Việt Nam
“Tập huấn cập nhật kiến thức mới về quản lý, sử dụng tài sản công năm 2023”
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 03 năm 2023
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 02 năm 2023
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 01 năm 2023
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 12 năm 2022
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 11 năm 2022
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 10 năm 2022
Báo cáo phân tính dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 9 năm 2022
Báo cáo phân tính dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 8 năm 2022
Báo cáo phân tính dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 7 năm 2022
Báo cáo phân tính dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 6 năm 2022
Báo cáo phân tính dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 5 năm 2022
        Email
        Hình ảnh hoạt động
Khóa học Quản trị Tài chính (từ 14-16/7/2011)
Viện kỷ niệm 86 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Bế giảng khóa học Quản trị Tài chính (14/5/2011)
Khóa Quản trị Công ty ngày 7-9/4/2011
Bế giảng khóa học Quản trị Công ty (9/4/2011)
Xem toàn bộ

Viện Kinh tế - Tài chính

Số 179 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội

ĐT: 024 3933 4139

Email: vienkttc@hvtc.edu.vn