Chương trình đào tạo
Các khóa học ngắn hạn
Các khóa học dài hạn
Lịch tuyển sinh
Đăng ký trực tuyến
        Tin nóng
 
         Tìm kiếm thông tin
         Hỗ trợ trực tuyến
Phòng Tổng hợp
Phòng nghiên cứu Kinh tế - Tài chính
         Liên kết website
         Đối tác khách hàng
         Thông kê truy cập
Online: 5
Visited: 1127469
 
  

 

 

Báo cáo phân tính dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 6 năm 2020

Theo số liệu vừa được công bố từ Tổng cục Thống kê, CPI tháng 5/2020 giảm 0,03% so với hồi tháng Tư, nguyên nhân chủ yếu là Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; sự chủ động điều hành giá xăng dầu của Liên Bộ Công Thương - Tài chính; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giảm lãi suất điều hành và thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động.

I. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2020 giảm 0,03% so với tháng trước, và giảm 1,24% so với tháng 12 năm trước - mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020

1. Diễn biến

Theo số liệu vừa được công bố từ Tổng cục Thống kê, CPI tháng 5/2020 giảm 0,03% so với hồi tháng Tư, nguyên nhân chủ yếu là Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; sự chủ động điều hành giá xăng dầu của Liên Bộ Công Thương - Tài chính; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giảm lãi suất điều hành và thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động.

Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2019, chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2020 vẫn tăng 2,4%. Hơn nữa, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước vẫn ở mức cao nhất trong 3 năm gần đây (tăng 4,39%).

 

CPI tháng 5/2020 so với

CPI bình quân 5 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019

Tháng 4
năm 2020

Tháng 12
năm 2019

Tháng 5 năm 2019

Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng

-0,03%

-1,24%

+2,4%

+4,39%

Nguyên nhân chính khiến CPI bình quân 5 tháng đầu năm 2020vẫn tăng cao so với cùng kỳ năm 2019 là do:

Thứ nhất, giá thịt lợn trong nướcvẫn ở mức cao (giá lợn hơi tăng kỷ lục lên mức hơn 100.000/kg) do thiếu minh bạch công khai trong chuỗi thịt lợntừ chăn nuôi cho đến sản xuất phân phối, giá thịt lợn nhập khẩu cũng không thực sự rẻnếu tính thêm cả thuế và các chi phí khác khi đến tay người tiêu dùng. Do đó,giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống vẫn tăng 10,91% so với cùng kỳ năm ngoái(trong đó thực phẩm tăng 13,97%).

Thứ hai, các cơ sở giáo dục vẫn đang thực hiện lộ trình tăng học phí làm cho giá dịch vụ giáo dục tăng 4,66% so với cùng kỳ năm ngoái.

2. Dự báo

Dự báo CPI năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019 tăng trung bình 3,6%.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2020 vẫn tiếp tục giảm so với tháng trước bởi tác động của dịch Covid-19 tới cả nền kinh tế. Suy thoái kinh tế toàn cầu khiến cho giá dầu thô giảm mạnh so với kỳ vọng từ cuối năm 2019, giá tháng Năm đã hồi phục so với cuối tháng Tư nhưng hiện vẫn chỉ ở mức 35 USD/thùng[1].

Tuy nhiên, diễn biến giá thịt lợn vẫn đang là thách thức lớn nhất trong việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu dưới 4% được Quốc Hội thông qua.Hiện tại giá thịt lợn vẫn chưa cắt được chuỗi tăng giá và nhiều khả năng sẽ không thể giảm trong cuối quý 2, đầu quý 3 tới, bởi không có lợn giống và giá lợn giống lại quá caogây khó khăn cho các hộ chăn nuôi trong việc tái đàn.Bên cạnh đó, việc nhập khẩu thịt lợn vẫn chưa đủ để kéo giá xuống như dự báo do nguồn cung thịt lợn tại Trung Quốc cũng chưa phục hồi sau dịch bệnh Covid-19, nên nhu cầu thịt lợn cho xuất khẩu sang nước này vẫn cao và giá thịt lợn nhập khẩu cũng không thực sự rẻ, nếu tính thêm cả thuếphí khi đến tay người tiêu dùng.

Trong năm 2020, các yếu tố khác tác động đến lạm phát như, tỷ giá, giá dịch vụ y tế, giáo dục được dự báo thay đổi không lớn. Cụ thể, tỷ giá được dự báo sẽ chỉ dao động khoảng 1% trong năm 2020 nhờ nguồn cung USD dồi dào, dự trữ ngoại hối lớn, đồng thời quan trọng nhất là NHNN sẽ vẫn duy trì chính sách tỷ giá thận trọng nhằm giảm thiểu khả năng Mỹ áp đặt hạn chế thương mại đối với Việt Nam.Giá dịch vụ y tế, giáo dục được dự báo sẽ chỉ điều chỉnh khi Chính phủ nhận thấy mục tiêu kiềm chế lạm phát năm 2020 chắc chắn hoàn thành.Nửa cuối năm 2020, khi dịch Covid-19 lắng xuống, giá dầu tăng trở lại gây áp lực tăng CPI. Bởi vậy, với mức lạm phát cơ bản hiện khoảng 2,54% so với cùng kỳ năm trước và do chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2020 vẫn tiếp tục giảm so với tháng trước nênViện Kinh tế Tài chính dự báo CPI năm 2020 sẽ tăng trung bình khoảng 3,6% so với cùng kỳ năm 2019, nhiều khả năng hoàn thành mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% của Quốc Hội.

II. Lãi suất trong tháng 05/2020 tiếp tục giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 đến nền kinh tế vẫn còn dai dẳng.

2.1. Thế giới

Với tác động tích cực từ các biện pháp bỏ giãn cách xã hội tại một số nền kinh tế lớn như Trung Quốc, mặt bằng lãi suất trên thế giới trong tháng 5/2020 nhìn chung vẫn được duy trì như trong tháng 4/2020 xu thế điều hành lãi suất này có thể kéo dài sang tháng 6/2020.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục giữ nguyên lãi suất điều hành mục tiêu từ 0% đến 0,25% đồng thời cam kết triển khai toàn bộ các công cụ để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ, nhằm đảm bảo sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tại Châu Âu, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) không đưa ra quyết định điều chỉnh lãi suất trong tháng 5/2020, lãi suất chủ chốt được giữ nguyên ở mức -0,5% nhằm kích thích vay đầu tư thay vì giữ tiền trong ngân hàng. Cùng với đó, trong thông báo phiên 7/5, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cũng chưa đưa ra điều chỉnh nào với lãi suất cơ bản đang ở mức 0,25%.

Tại châu Á, ngày 20/5, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cho biết giữ nguyên mức lãi suất cho vay cơ bản (LPR) sau 2 lần phải điều chỉnh giảm từ đầu năm.Động thái này cho thấy tín dụng trong nền kinh tế cơ bản đã và đang đáp ứng được nhu cầu của thị trường, giúp Bắc Kinh dần quay trở lại quỹ đạo hồi phục sau dịch Covid-19. Theo đó, cả 2 mức lãi suất LPR kỳ hạn 1 năm và 5 năm không đổi, lần lượt là 3,85% và 4,65%..

Ngày 28/5, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) quyết định cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm, xuống mức thấp kỷ lục 0,5%.Quyết định này diễn ra giữa bối cảnh tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc đang được dự báo sẽ ở mức thấp nhất trong hơn hai thập kỷ qua do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

2.2. Việt Nam

Dưới tác động của dịch Covid-19 đến tình hình kinh tế - tài chính trong nước và thế giới, cùng với mức độ dư thừa trong thanh khoản hệ thống ngân hàng rất dồi dào, tình hình lãi suất của Việt Nam ghi nhận diễn biến trái chiều giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất trái phiếu.

Theo đó, trên cơ sở đánh giá diễn biến thị trường quốc tế cùng với nền tảng kinh tế vĩ mô trong nước dưới tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) quyết định điều chỉnh các mức lãi suất, có hiệu lực từ ngày 13/5/2020. Đây là lần giảm lãi suất điều hành lần thứ 2 liên tiếp trong vòng chưa đầy 2 tháng.Cụ thể:

-         Lãi suất tái cấp vốn: giảm từ 5,00%/năm xuống 4,50%/năm;

-         Lãi suất tái chiết khấu: giảm từ 3,50%/năm xuống 3,00%/năm;

-         Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng:giảm 6,00%/năm xuống 5,50%/năm.

-         Lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở: từ 3,50%/năm xuống 3,00%/năm.

Bảng 7: Lãi suất điều hành của NHNN tháng 05/2020

Loại lãi suất

17/3/2020 -  13/5/2020

13/5/2020-31/5/2020

Mức giảm

Lãi suất tái chiết khấu

    3,50%/năm

3,00%/năm

0,50%/năm

Lãi suất tái cấp vốn

    5,00%/năm

4,50%/năm

0,50%/năm

Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng

6,00%/năm

5,50%/năm

0,50%/năm

Lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở

3,50%/năm

3,00%/năm

0,50%/năm

         

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Ngân hàng Nhà nước

- Lãi suất trên thị trường liên ngân hàngtháng 05/2020 biến động với xu thế giảm sâu tại tất cả các kỳ hạn, xuống vùng đáy kể từ tháng 5/2016, đặc biệt với kỳ hạn qua đêm, lãi suất giảm xuống dưới 1%/năm. Việc NHNN công bố cắt giảm mộtloạt lãi suất điều hành như lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua thị trường mở vào ngày 13/5, cùng với lượng tiền lớn tập trung trở lại thị trường thời gian gần đây tác động khiến lãi suất VND tháng 5/2020 tiếp tục rơi sâu trên thị trường liên ngân hàng.

Lãi suất huy động bằng VNDgiảm nhẹ so với mức tháng 04/2020 tại hầu hết các kỳ hạn (trừ kỳ hạn 12, 13 tháng) sau khi Quyết định số 919/QĐ-NHNN ngày 12/5/2020 về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VND) của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014 có hiệu lực vào ngày 13/5/2020. Cụ thể như bảng 8 dưới đây:

Bảng 8: Lãi suất tiền gửi của hệ thống ngân hàng thương mại tháng 05/2020

Kỳ hạn

Tháng 04/2020 (%/năm)

Tháng 05/2020 (%/năm)

Mức giảm (%/năm)

Kỳ hạn dưới 6 tháng

4,3 - 4,75

4,0- 4,25

0,3 - 0,5

Kỳ hạn6 đến dưới 12 tháng

5,3 - 6,8

5,1 - 6,6

0,2

Kỳ hạn 12, 13 tháng

6,6 -7,4

6,6 -7,4

0

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Ngân hàng Nhà nước

Trong khi đó, trước yêu cầu của NHNN miễn giảm lãi vay đối với các khoản vay bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19,nhiều ngân hàng vào cuộc chung tay hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 giảm 0,5% từ 5,5%/năm xuống 5,0%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của Quỹ tín dụng nhân dân  và Tổ chức tài chính vi môđối với các nhu cầu vốn này giảm từ 6,5%/năm xuống 6,0%/năm.

Tuy nhiên, mặt bằng chung lãi suất cho vay VND trên thị trường tháng 3/2020 giữ ổn định so với lãi suất cho vay VND như tháng 02/2020, phổ biến ở mức 6,0% - 9,0%/năm đối với ngắn hạn; 9,0% - 11%/năm đối với trung và dài hạn.

Lãi suất trúng thầu của trái phiếu Kho bạc Nhà nước tháng 05/2020ghi nhận biến động theo các kỳ hạn 10 năm, 15 năm và 20 năm so với tháng 04/2020 với xu thế tiếp tục tăng trên cả ba kỳ hạn trên.Mức tăng lãi suất trúng thầu trái phiếu chính phủ tháng 5/2020 lớn hơn so với tháng 4/2020, với mức tăng dao động trong vùng từ 0,10- 0,35%/năm. Trong đó, vùng lãi suất trúng thầu tại kỳ hạn 10 năm có độ doãng cách lớn nhất (0,17%/năm), lãi suất trúng thầu tại kỳ hạn 20và 10 năm tăng mạnh nhất với mức tăng lần lượt đạt 0,33% và trong vùng 0,30% - 0,35%/năm.

Bảng 9: Lãi suất trúng thầu của trái phiếu Kho bạc Nhà nước
tháng 05/2020so với tháng 04/2020

STT

Kỳ hạn
trái phiếu

Lãi suất trúng thầu tháng 04/2020 (%/năm)

Lãi suất trúng thầu tháng 05/2020 (%/năm)

Mức tăng (%/năm)

1

10 năm

2,28 - 2,50

2,63- 2,80

0,35 - 0,30

2

15 năm

2,63 - 2,85

2,93 – 2,95

0,30 - 0,10

3

20 năm

3,10

3,43

0,33

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

* Dự báo: Nhìn chung, lãi suất trong tháng 06/2020 nhiều khả năng sẽ tiếp tục xu hướng giảm theo ba kịch bản sau:

Kịch bản 1:Việt Nam không để Dịch Covid-19 bùng phát trở lại và thế giới kiểm soát tốt tại các vùng tâm dịch vào cuối quý II/2020, các biện pháp giãn cách xã hội tiếp tục được nới lỏng tại nhiều quốc gia.

Khi đó, hoạt động sản xuất trong nước và thế giới đều phục hồi, mặt bằng lãi suất nhìn chung tiếp tục được duy trì ổn định và nhiều khả năng dao động trong vùng cân bằng thấp hơn trước để kích thích hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi.

Kịch bản 2:Việt Nam khống chế  Dịch Covid-19 không để bùng phát trở lại nhưng Dịch Covid-19vẫn phát tán rộng rãi trên thế giới đặc biệt tại các vùng tâm dịch như Mỹ, Châu Âu… vào cuối quý II/2020.

Khi đó, hoạt động hướng tới thị trường trong nước phục hồi trở lại; song các hoạt động liên quan xuất nhập khẩu vẫn còn cầm chừng. Lãi suất có sự phân biệt rõ ràng giữa các nhóm ngành theo mức độ nội địa hóa:

-       Với các ngành hàng có tính nội địa hóa cao, lãi suất được duy trì ổn định như hiện nay.

-       Với các ngành hàng liên quan hoạt động xuất nhập khẩu, lãi suất nhiều khả năng tiếp tục được điều chỉnh giảm thấp hơn so với các ngành hàng khác.

Kịch bản 3: Các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19 bất lực, dịch bùng phát mạnh mẽ trở lại tại Việt Nam và không có dấu hiệu suy giảm tại nhiều nước trên thế giới vào thời điểm cuối quý II/2020, các biện pháp giãn cách xã hội được khôi phục.

Khi đó, nền kinh tế Việt Nam và thế giới rơi vào suy thoái. Lãi suất cơ bản, trần lãi suất huy động, lãi suất cho vay sẽ tiếp tục được điều chỉnh giảm thêm để cứu vãn nền kinh tế trước cuộc suy thoái . Song việc này được NHNN điều hành một cách thận trọng, có kiểm soát nhằm tránh gây xáo trộn môi trường kinh doanh, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Trở lại
CÁC BÀI VIẾT KHÁC
40 triệu USD hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (25/12/2010)
Các doanh nghiệp lớn ám ảnh bởi vụ Vinashin (25/12/2010)
Giá vàng và USD quay đầu giảm mạnh (22/02/2011)
Giá mặt bằng bán lẻ Hà Nội - TP HCM cùng hạ nhiệt (19/01/2011)
Vàng ‘rơi’ xuống đáy của 2 tháng (21/01/2011)
Thống đốc Ngân hàng giải trình về lãi suất, lạm phát (25/12/2010)
Vàng vượt 36,3 triệu đồng (15/02/2011)
Báo cáo tài chính nhà nước năm 2018 đang dần hoàn thiện (09/01/2020)
Mặt hàng nào giảm giá mạnh sau kì nghỉ lễ? (06/05/2011)
Nhà đất Hà Nội, Sài Gòn rục rịch giảm giá (23/05/2011)
Sữa nội vẫn chưa chịu giảm theo giá thế giới (31/05/2011)
Giảm mục tiêu tăng trưởng, nới chỉ tiêu lạm phát (06/06/2011)
Thị trường bán lẻ Việt Nam liên tiếp rớt hạng (08/06/2011)
Xe ngoại tăng mạnh trước thời điểm siết thủ tục nhập khẩu (27/06/2011)
Thu hút FDI giảm một nửa (28/06/2011)
Xem tiếp
 
 
         Tin tức & sự kiện mới
Viện Kinh tế - Tài chính tổ chức hội thảo “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2023 dự báo 2024
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 07 năm 2023
Viện Kinh tế - Tài chính tổ chức thành công Hội thảo: “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2023”
Viện Kinh tế - Tài chính tổ chức Hội nghị viên chức và tổng kết năm học 2022 - 2023
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 06 năm 2023
Lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Viện kinh tế - Tài chính và Trường đại học công nghiệp dệt may Hà Nội
Viện Kinh tế - Tài chính ký Biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện với Tập Đoàn Đinh Lê
Chuỗi chia sẻ về tài chính toàn diện: Khởi đầu của hợp tác đào tạo và nghiên cứu giữa Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính và Tổ chức OXFAM tại Việt Nam
“Tập huấn cập nhật kiến thức mới về quản lý, sử dụng tài sản công năm 2023”
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 03 năm 2023
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 02 năm 2023
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 01 năm 2023
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 12 năm 2022
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 11 năm 2022
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 10 năm 2022
Báo cáo phân tính dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 9 năm 2022
Báo cáo phân tính dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 8 năm 2022
Báo cáo phân tính dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 7 năm 2022
Báo cáo phân tính dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 6 năm 2022
Báo cáo phân tính dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 5 năm 2022
        Email
        Hình ảnh hoạt động
Khóa học Quản trị Tài chính (từ 14-16/7/2011)
Viện kỷ niệm 86 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Bế giảng khóa học Quản trị Tài chính (14/5/2011)
Khóa Quản trị Công ty ngày 7-9/4/2011
Bế giảng khóa học Quản trị Công ty (9/4/2011)
Xem toàn bộ

Viện Kinh tế - Tài chính

Số 179 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội

ĐT: 024 3933 4139

Email: vienkttc@hvtc.edu.vn