Theo số liệu vừa được công bố từ Tổng cục Thống kê, CPI tháng7/2022tăng0,4% so với tháng trước. Nguyên nhân chủ yếu là do:
- Thứ nhất, giálương thực tăng 0,31%,thực phẩm tăng 1,6%, ăn uống ngoài gia đình tăng 1,28%; tác động làm cho chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 7/2022 tăng 1,37% so với tháng trước.
- Thứ hai, giá dịch vụ du lịch trong nước tăng 1,99%, du lịch ngoài nước tăng 0,32% và khách sạn, nhà khách tăng 0,76% khi nhu cầu du lịch nội địa tăng cao vào dịp hè; tác động làm cho chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tháng Bảy tăng 0,79% so với tháng trước.
- Thứ ba, giá điện sinh hoạt tháng Bảy tăng 1,86% so với tháng trước, giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 1,09%; tác động làm cho chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tháng 7/2022 tăng 0,49% so với tháng trước.
So với cùng kỳ năm ngoái, CPI tháng 7/2022 tăng 3,14% so với tháng 7/2021 và tăng 3,59% so với tháng 12/2021. Bình quân 7 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 2,54% so với cùng kỳ năm trước.
|
CPI tháng 7/2022 so với
|
CPI bình quân 7 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021
|
Tháng 6 năm 2022
|
Tháng 12 năm 2021
|
Tháng 7 năm 2021
|
Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng
|
+0,4%
|
+3,59%
|
+3,14%
|
+2,54%
|
Nguyên nhân chính khiến CPI tháng 7/2022 vẫntăng cao so với cùng kỳ năm 2021 là do:
- Thứ nhất, giá nhóm giao thông tháng 7/2022 tăng cao nhất với 15,22% so với cùng kỳ năm trước, trong đó giá xăng dầu tăng 37,84% do giá xăng A95 tăng 4.390 đồng/lít; xăng E5 tăng 4.580 đồng/lít và dầu diezen tăng 8.480 đồng/lít.
- Thứ hai, giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 4,32% do giá tour và khách sạn, nhà hàng tăng khi nhu cầu du lịch trong nước đang mùa cao điểm.
-Thứ ba, giá nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 3,43% chủ yếu do chi phí vận chuyển tăng và nguồn cung thuốc lá giảm.
Bên cạnh đó, một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI tháng 7/2022 là giá nhóm giáo dục giảm 1,97% so với cùng kỳ năm trước do từ học kỳ I năm học 2021-2022, một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương miễn, giảm học phí trong đại dịch; giá nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,2% do giá phụ kiện điện thoại thông minh giảm so với cùng kỳ năm trước.
Về lạm phát cơ bản (theo thước đo CPI loại trừ lương thực, thực phẩm, năng lượng và mặt hàng do nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục), tháng 7/2022 tăng 0,58% so với tháng trước, tăng 2,63% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 7 tháng năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1,44% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,54%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.
2. Dự báo
Dự báo CPI năm 2022 tăng trung bình 3,5% (+-0,25%).
Với mức lạm phát hiện nay, dưđịa kiểm soát lạm phát trung bình dưới 4% trong năm nay còn khá lớn.Để lạm phát trung bình cả năm nay vượt mức 4%, lạm phát trung bình trong 5 tháng cuối năm phảiở mức trên 6,03%, tức là trong giai đoạn còn lại của năm 2022 CPI sẽ phải tăng trung bình hơn 0,83%/tháng. Xác suất xảy ra kịch bản này không cao, bởi bất chấp giá xăng dầu và giá các nguyên vật liệu tăng mạnh trong 7 tháng đầu năm, CPI mới chỉ tăng trung bình khoảng 0,51%/tháng.
Triển vọng lạm phát trong năm 2022 về cơ bản sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố là tổng cầu và mức tăng giá các nhiên, nguyên vật liệu, đặc biệt là giá dầu thô trên thị trường thế giới.
Về tổng cầu, mặc dù đã có sự thay đổi tích cực, tuy nhiên sau 2 năm duy trì ở mức thấp do ảnh hưởng của dịch bệnh, sản lượng vẫn ở mức thấp hơn tiềm năng, đà tăng của giá cả trong giai đoạn từ nay đến cuối năm sẽ bị hạn chế nhiều. Lạm phát cơ bản, do đó, sẽ vẫn ở mức thấp. Trung bình 7 tháng đầu năm lạm phát cơ bản mới chỉ tăng 1,45% so với cùng kỳ năm trước, vẫn thấp hơn so với mức tăng 1,61%/năm trung bình từ năm 2018 đến nay.
Về giá xăng dầu, hiện nay, giá xăng dầu và giá nhiều nguyên vật liệu trên thế giớiđang có xu hướng giảm khi kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại và Fed tăng lãi suất mạnh với tần suất cao. Bởi vậy, kịch bản nhiều khả năng xảy ra hơn là giá xăng dầu và giá các nguyên vật liệu sẽ không tăng mạnh trong thời gian tới và tốc độ tăng CPI trong 5 tháng cuối năm 2022 sẽở mức thấp hơn 0,51%/tháng.
Giả định tốc độ lạm phát của các tháng còn lại trong năm vẫn tăng với mức trung bình là 0,51%/tháng của 7 tháng đầu năm thì lạm phát trung bình năm 2022 cũng chỉ ở mức 3,57%. Như vậy, mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% của Chính phủ nhiều khả năng đạt được.
2. Dự báogiá bình quân của dầu thô và xăng dầu thành phẩm thế giới tháng 8/2022sẽ giảm từ 5-10% so với tháng 7/2022.
2.1. Thị trường thế giới:
Ngày 30/06/2022, để đảm bảo nguồn cung, TổchứcOPEC+đãnhấttrí duy trì tăng sản lượng dầu thô lên 648.000thùng/ngày trong tháng 7 và 8/2022. Con số này cao hơn nhiều so với mức tăng hang tháng trước đó là 432.000thùng/ngày.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA)cho biết nguồn cung dầucủaNga tháng 7/2022cũng phục hồi sẽ giúp hạ nhiệt giá dầu. Sản lượng dầu thô của Nga tính đến tháng6/2022 tăng gần500.000 thùng/ngày so với tháng 5/2022.
IEA dự kiến nguồn cung dầu toàn cầu năm 2022 tăng lên 100,1 triệu thùng/ngày và dự kiến lênmứckỷlục101,1triệuthùng/ngàyvàonăm2023...
Giá dầu thô thế giới tháng 7/2022 biến động trong xu hướng giảm do lo ngại về khả năng suy thoái kinh tế bởi Fed tăng lãi suất kéo theoviệc giảm nhu cầu nhiên liệu...
Diễn biến này làm cho:
- Giá dầu thô bình quân của 3 thị trường Brent, Dubai và West Texas Intermediate tháng 7/2022 ở mức 105,08 USD/thùng (giảm 10,03% so với tháng 6/2022);
- Giá xăng RON 95 bình quân tại thị trường Singapore tháng 7/2022 ở mức 121,70 USD/thùng (giảm 21,57% so với tháng 6/2022)...
2.2. Thị trường Việt Nam:
Tháng 7/2022, do giá xăng dầu thế giới biến động giảm khá mạnh và thực hiện Nghị quyết số 20/2022/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV về việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu từ ngày 11/7/2022, nên Liên Bộ Công Thương - Tài Chính đã điều chỉnh giảm giá bán lẻ xăng dầu vào các ngày 01, 11 và 21/7/2022. Cụ thể, giá bán lẻ một số mặt hàng xăng dầu được điều chỉnh như trong bảng 1.
Bảng 1: Giá xăng dầu bán lẻ tại vùng 1 tháng 7/2022
|
Xăng RON 95-III (đồng/lít)
|
Xăng E5 RON 92-II (đồng/lít)
|
Dầu hỏa 2-K (đồng/lít)
|
Dầu Diesel 0,05S-II (đồng/lít)
|
Dầu Mazut 3,5S (đồng/kg)
|
Mức giá từ ngày 21/6/2022
|
32.870
|
31.300
|
28.780
|
30.010
|
20.730
|
Mức giá từ ngày 01/7/2022
|
32.760
|
30.890
|
28.350
|
29.610
|
19.720
|
Mức giá từ ngày 11/7/2022
|
29.670
|
27.780
|
26.340
|
26.590
|
17.710
|
Mức giá từ ngày 21/7/2022
|
26.070
|
25.070
|
25.240
|
24.850
|
16.540
|
Mức giá ngày 01/7 so với 21/6/2022
|
Số tuyệt đối
|
-110
|
-410
|
-430
|
-400
|
-1.010
|
%
|
-0,33
|
-1,31
|
-1,49
|
-1,33
|
-4,87
|
Mức giá ngày 11/7 so với 01/7/2022
|
Số tuyệt đối
|
-3.090
|
-3.110
|
-2.010
|
-3.020
|
-2.010
|
%
|
-9,43
|
-10,07
|
-7,09
|
-10,20
|
-10,19
|
Mức giá ngày 21/7 so với 11/7/2022
|
Số tuyệt đối
|
-3.600
|
-2.710
|
-1.100
|
-1.740
|
-1.170
|
%
|
-12,13
|
-9,76
|
-4,18
|
-6,54
|
-6,61
|
Mức giá ngày 21/7 so với 21/6/2022
|
Số tuyệt đối
|
-6.800
|
-6.230
|
-3.540
|
-5.160
|
-4.190
|
%
|
-20,69
|
-19,90
|
-12,30
|
-17,19
|
-20,21
|
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Petrolimex
Như vậy, giá xăng dầu vùng 1 được điều chỉnh vào ngày 21/7/2022 như sau: giá xăng RON 95-III là 26.070VND/lít (giảm6.800VND/lít, tương đương 20,69% so với cuối tháng 6/2022); giá xăng E5 RON 92-II là 25.070VND/lít (giảm6.230VND/lít, tương đương 19,90%); dầu hỏa là 25.240VND/lít (giảm3.540VND/lít, tương đương 12,30%); dầu Diesel 0,05S-II là 24.850VND/lít (giảm5.160VND/lít, tương đương 17,19%); dầu Mazut 3,5S là 16.540VND/kg (giảm4.190VND/kg, tương đương 20,21%)…
Cùng với việc điều chỉnh giá xăng dầu, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã thực hiện mức trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu trong tháng 7/2022 như được nêu cụ thể ở bảng 2 và 3.
Bảng 2: Mức trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu tháng 7/2022
|
Xăng các loại (trừ xăng sinh học, đồng/lít)
|
Xăng E5 (đồng/lít)
|
Dầu hỏa (đồng/lít)
|
Diesel (đồng/lít)
|
Mazut các loại (đồng/kg)
|
Mức trích từ ngày 21/6/2022
|
0
|
0
|
0
|
0
|
300
|
Mức trích từ ngày 01/7/2022
|
0
|
100
|
300
|
0
|
800
|
Mức trích từ ngày 11/7/2022
|
950
|
950
|
800
|
550
|
950
|
Mức trích từ ngày 21/7/2022
|
950
|
950
|
700
|
550
|
950
|
Mức trích ngày 01/7 so với 21/6/2022
|
Số tuyệt đối
|
0
|
100
|
300
|
0
|
500
|
%
|
0,00
|
-
|
-
|
0,00
|
166,67
|
Mức trích ngày 11/7 so với 01/7/2022
|
Số tuyệt đối
|
950
|
850
|
500
|
550
|
150
|
%
|
-
|
850,00
|
166,67
|
-
|
18,75
|
Mức trích ngày 21/7 so với 11/7/2022
|
Số tuyệt đối
|
0
|
0
|
-100
|
0
|
0
|
%
|
0,00
|
0,00
|
-12,50
|
0,00
|
0,00
|
Mức trích ngày 21/7 so với 21/6/2022
|
Số tuyệt đối
|
950
|
950
|
700
|
550
|
650
|
%
|
-
|
-
|
-
|
-
|
216,67
|
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.
Bảng 3: Mức chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu tháng 7/2022
|
Xăng các loại (trừ xăng sinh học, đồng/lít)
|
Xăng E5 (đồng/lít)
|
Dầu hỏa (đồng/lít)
|
Diesel (đồng/lít)
|
Mazut các loại (đồng/kg)
|
Mức chi từ ngày 21/6/2022
|
0
|
0
|
400
|
400
|
0
|
Mức chi từ ngày 01/7/2022
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
Mức chi từ ngày 11/7/2022
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
Mức chi từ ngày 21/7/2022
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
Mức chi ngày 01/7 so với 21/6/2022
|
Số tuyệt đối
|
0
|
0
|
-400
|
-400
|
0
|
%
|
0,00
|
0,00
|
-100,00
|
-100,00
|
0,00
|
Mức chi ngày 11/7 so với 01/7/2022
|
Số tuyệt đối
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
%
|
0,00
|
0,00
|
0,00
|
0,00
|
0,00
|
Mức chi ngày 21/7 so với 11/7/2022
|
Số tuyệt đối
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
%
|
0,00
|
0,00
|
0,00
|
0,00
|
0,00
|
Mức chi ngày 21/7 so với 21/6/2022
|
Số tuyệt đối
|
0
|
0
|
-400
|
-400
|
0
|
%
|
0,00
|
0,00
|
-100,00
|
-100,00
|
0,00
|
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.
Như vậy so với cuối tháng 6/2022, tháng 7/2022 liên Bộ thực hiện tăng trích lậpQuỹ bình ổn giá vàkhông chi sử dụng quỹ đối với tất cả các loại xăng, dầu... Động thái này đã giúp cho quỹ bình ổn giá xăng dầu không còn bị âm năng nề như thời gian cuối tháng 6/2022.
Dự báo: Ngày 03/08/2022, OPEC+ đã nhất trí tăng sản lượng dầu thô thêm 100.000thùng/ngày vào tháng 9/2022, mức tăng này thấp hơn nhiều so với mức cam kết tăng của tháng 7 và 8/2022...
Bên cạnh đó, những tháng cuối năm 2022 kinh tế thế giới có dấu hiệusuy giảm bởi ảnh hưởng của lạm phát cao, khiến một số nền kinh tế lớn áp dụng chínhsáchthắtchặttiềntệkéotheonhucầunhiên liệusẽgiảm... khiến cho giá xăng dầu thế giới sẽ còn biến động mạnh.
Vì vậy, dự báo giá dầu thế giới bình quân tháng 8/2022 có thể sẽ giảm từ 5-10% so với tháng7/2022.
3. Dự báo giá lợn hơi tháng 8/2022 sẽ tăng nhẹ so với tháng 7/2022, dao động ở mức 67.000-70.000 VND/kg.
Trong tháng 7/2022, giá lợn hơi cả nước có diễn biến tăng. Cụ thể:
+ Tại miền Bắc: giá lợn hơi trung bình khoảng 64.900-68.100đồng/kg, tăng8.300-10.100 đồng/kg so với tháng 6/2022.
+ Tại miền Nam: giá lợn hơi trung bình khoảng 58.100-65.600đồng/kg, tăng3.200-8.400đồng/kg so với tháng 6/2022.
Bảng 4: Giá lợn hơi ở Việt Nam tháng 7/2022 (VND/kg)
Khu vực
|
Tháng 7/2022
|
So với tháng 6/2022
|
So với tháng 7/2021
|
Miền Bắc
|
64.900-68.100
|
+9.200
|
+6.750
|
Miền Nam
|
58.100-65.600
|
+5.800
|
+4.450
|
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu vinanet.vn và nhachannuoi.vn
Nguyên nhân: Giá lợn hơi tháng 7/2022 tăng mạnh so với tháng trước do ảnh hưởng từ việc giá thức ăn chăn nuôi tăng cao trong thời gian qua. Sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và đang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ biến động giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên thế giới. Bên cạnh đó, giá con giống cũng tăng cao. Chi phí đầu vào cho chăn nuôi tăng đã đẩy giá thu mua lợn hơi tăng cao trong thời gian gần đây…
Dự báo: Trong tháng 8/2022, giá thịt lợn hơi có thể sẽ tiếp tục tăng do ảnh hưởng từ việc giá thức ăn chăn nuôi tăng trong thời gian qua và nhu cầu tiêu thụ thịt và các sản phẩm thịt dự kiến sẽ tăng khi bước vào thời kỳ cao điểm diễn ra các hoạt động du lịch.Đồng thời, cuối tháng 8/2022 cũng là thời điểm học sinh, sinh viên quay trở lại trường học chuẩn bị bước vào năm học mới... Vì vậy, tháng 8/2022 giá thịt lợn hơi sẽ có thể dao động trong vùng giá từ 67.000-70.000 VND/kg.
4. Dự báo tháng 8/2022 giá lúa gạo xuất khẩu trên thị trường gạo châu Á sẽ giảm từ 0-2% so với tháng 7/2022.
4.1. Giá xuất khẩu:
Tháng 7/2022, giá gạo xuất khẩu của một số nước xuất khẩu lớn có diễn biếngiảm so với tháng 6/2022. Cụ thể, giá gạo của một số nước được phản ánh như trong bảng 5 và đồ thị 5.
Bảng 5: Giá bình quân xuất khẩu gạo 5% tấm của Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam tháng 7/2022
|
Gạo 5% tấm Thái Lan (USD/tấn)
|
Gạo 5% tấm
Ấn Độ (USD/tấn)
|
Gạo 5% tấm Việt Nam (USD/tấn)
|
Giá bình quân tháng 7/2021
|
455
|
377,7
|
484,4
|
Giá bình quân tháng 6/2022
|
434,8
|
352,9
|
421,5
|
Giá bình quân tháng 7/2022
|
413,9
|
345
|
419,4
|
Mức giá T7/2022
so với T6/2022
|
Số tuyệt đối
|
-20,9
|
-7,9
|
-2,1
|
%
|
-4,81
|
-2,24
|
-0,5
|
Mức giá T7/2022
so với T7/2021
|
Số tuyệt đối
|
- 41,1
|
- 32,7
|
- 65
|
%
|
- 9,03
|
- 8,67
|
- 13,42
|
Nguồn: Tính toán từ số liệu của FAO và Reuters
Nguyên nhân:
+ Tại Thái Lan, giá gạo xuất khẩu tháng 7/2022 giảm so với tháng 6/2022 do nhu cầu giảm khi chịu sự cạnh tranh từ gạo Ấn Độ có giá thấp hơn, trong bối cảnh nguồn cung gạo của Thái Lan dồi dào nhờ vụ mùa bội thu.
+ Tại Ấn Độ, giá gạo xuất khẩu trong tháng 7/2022 giảm do đồng Rupee yếu đi so với USD, khiến giá gạo xuất khẩu thấp hơn khi tính theo USD. Bên cạnh đó, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ giữ ở mức thấp nhằm đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu khi cạnh tranh với gạo xuất khẩu của các nước như Paskitan, Việt Nam và Thái Lan.
+ Tại Việt Nam, giá gạo xuất khẩu trong tháng 7/2022 giảm do nguồn cung tăng trong bối cảnh vụ thu hoạch mới đang diễn ra…
4.2. Giá lúa gạo tại Việt Nam:
Trên thị trường nội địa tháng 7/2022, tại khu vực ĐBSCL, giá nhiều loại lúa, gạo có diễn biến trái chiều. Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương: tại An Giang, lúa OM18 ở mức 5.990-6.130 VND/kg (tăng 190-216 VND/kg), lúa IR50404 ở mức 6.500 VND/kg,không thay đổi so với tháng trước; gạo thường ở mức 11.500-12.430 VND/kg (giảm 35 VND/kg); gạo thơm đặc sản Jasmine ở mức 14.570-15.570 VND/kg (giảm 430 VND/kg) và gạo hạt dài ở mức 18.000-19.000 VND/kg, không thay đổi so với tháng trước.
Bảng 6: Giá một số loại lúa gạo tại An Giang tháng 6/2022 (VND/kg)
Loại lúa gạo
|
Giá T7/2022
|
So với T6/2022
|
So với T7/2021
|
Lúa OM6976
|
5.990-6.130
|
+203
|
- 70
|
Lúa IR 50404 (lúa khô)
|
6.500
|
-
|
- 500
|
Gạo thường
|
11.500-12.430
|
-35
|
+ 365
|
Gạo hạt dài
|
18.000-19.000
|
-
|
-
|
Gạo thơm Jasmine
|
14.570-15.570
|
-430
|
+570
|
Nguồn: Tổng hợp số liệu của Bộ NN&PTNN và thitruongnongsan.gov.vn
Dự báo: Tháng 8/2022, trên thị trường gạo châu Á, giá gạo xuất khẩu có thể giảm nhẹ do nguồn cung tăng khi thời tiết tại các khu vực trồng lúa ở châu Á thuận lợi… Vì vậy, dự báo giá gạo xuất khẩu trên thị trường gạo châu Á trong tháng 8/2022 có thể sẽ giảm từ 0-2% so với tháng7/2022…
5. Dự báo tháng 8/2022 so tháng7/2022trên thị trường thế giới, giá cà phê có thể sẽ giảm từ 2-5%, giá cà phê nội địa Việt Nam có thể sẽ giảm nhẹ hơn mức giảm của giá cà phê thế giới.
5.1. Thị trường thế giới
Tháng 7/2022, giá cà phê Robusta và Arabica có diễn biến giảm:
- Tại thị trường New York và Bremen/Hamburg, giá cà phê Robusta bình quân ở mức 2,21 USD/kg (giảm3,34% so tháng 6/2022);
- Tại thị trường New York và Bremen/Hamburg, giá cà phê Arabica bình quân ở mức 5,64 USD/kg (giảm6,54% so tháng 6/2022).
5.2. Thị trường Việt Nam
Trong tháng 7/2022 tại thị trường Việt Nam, giá cà phê có diễn biến tăng. Tính chung cả tháng 7/2022, giá cà phê Robusta ở mức 42.025-42.590 VND/kg (tăng 1.070-1.085 VND/kg so với tháng 6/2022).
Giá xuất khẩu cà phê bình quân trong nửa đầu tháng 7/2022 ước đạt mức 2.272 USD/tấn, giảm 1,6% so với tháng 6/2022, nhưng tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguyên nhân:Trên thị trường thế giới, giá cà phêtháng 7/2022 giảm so với tháng trước chủ yếu do nguồn cung tăng. Tỷ giá đồng Real tiếp tục suy yếu so với USD đã thúc đẩy người Brazil đẩy mạnh bán cà phê vụ mới đang thu hoạch với sản lượng Arabica vào năm được mùa theo chu kỳ “hai năm một”, nhằm thu về được nhiều nội tệ hơn.
Giá cà phê trên thị trường Việt Nam tháng 7/2022 tăng sovới tháng 6/2022 do nguồn cung khan hiếm vào thời điểm cuối vụ thu hoạch....
Dự báo: Trong tháng 8/2022, giá cà phê thế giới có thể sẽ giảm nhẹ donguồn cung tăng, chủ yếu là bởi vụ mùa Arabica của Brazil bước vào năm cho sản lượng cao theo chu kỳ "hai năm một". Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ cà phê giảm.Lạm phát khiến người dân châu Âu có xu thế ưu tiên cho các hàng hóa thiết yếu và cắt giảm tiêu dùng đối với những sản phẩm không thiết yếu... Vì vậy, dự báo tháng 8/2022 so với tháng 7/2022 trên thị trường thế giới, giá cà phê có thể sẽ giảm từ 2-5%. Giá cà phê trong nước có thể sẽ giảm nhẹ hơn mức giảm của giá cà phê thế giới...
6. Dự báo giá cao su tháng 7/2022 có thể sẽ tăng từ1-5% so với tháng 6/2022.
6.1. Thị trường thế giới
Tháng 7/2022, giá cao su TSR20 bình quân trên sàn giao dịch SICOM (Singapore) đạt1,56 USD/kg, giảm4,90% so với tháng 6/2022; giá cao su RSS3bình quân trên sàn giao dịch SICOM (Singapore) đạt1,78 USD/kg, giảm12,37% so tháng 6/2022.
6.2. Thị trường Việt Nam
Ở Việt Nam trong tháng 7/2022, giá mủ cao su nguyên liệu không có nhiều biến động. Tính chung cả tháng 7/2022, tại Bình Phước giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty cao su Phú Riềng thu mua ở mức 300-320 VND/độ TSC (giảm 3 VND/độ TSC so với tháng 6/2022); tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa dao động ở mức 323-325 VND/độ TSC, ổn định so với tháng 6/2022).
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, giá cao su xuất khẩu của Việt Nam trong nửa đầu tháng 7/2022 trung bình ước đạt 1.637 USD/tấn (giảm 0,91% so với tháng 6/2022 và giảm 0,85% so với cùng kỳ năm 2021).
Nguyên nhân: Trong tháng 7/2022, giá cao su RSS3 trên thị trường thế giới giảm so với tháng 6/2022 do lo ngại suy thoái kinh tế diễn ra ở nhiều nướcvà tình hình dịch Covid-19 vẫn tiếp tục bùng phát ở Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về nhu cầu tiêu thụ cao su trong bối cảnh nguồn cung đang dần ổn định...
Dự báo: Tháng 8/2022, giá cao su dự báo có thể giảm do có những lo ngại về nhu cầu cao su ở Trung Quốc chậm lại khi các biện pháp phong tỏa chống Covid-19 kéo dài có khả năng dẫn đến giảm hoạt động công nghiệp và tiêu thụ cao su. Thêm vào đó, kinh tế thế giới giảm tốc và giá dầu thô thế giới giảm cũng khiến cho giá cao su tự nhiên bị áp lực giảm theo… Vì vậy, dự báo giá cao su tự nhiên trong tháng 8/2022 có thể sẽ giảm từ 5-15% so với tháng7/2022.
7. Lãi suất trong tháng 08/2022 tiếp tục tăng nhẹ trong bối cảnh áp lực thanh khoản và thắt chặt tiền tệ ngày càng hiện hữu.
7.1. Thế giới
Trước áp lực ngăn chặn lạm phát leo thang trong bối cảnh giá năng lượng tăng vọt khi căng thẳng Nga - Ukraine, Ngân hàng Trung ương các nước tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ trong tháng 7/2022 nhằm làm dịu đi áp lực vật giá leo thang trong thời gian qua. Xu hướng thắt chặt tiền tệ được dự báo duy trì đến cuối năm 2022.
Sau khi nâng mức suất cơ bản hiện nay thêm 0,75% lên mức 1,5 - 1,75%, mức tăng cao nhất kể từ tháng 05/2020 sau phiên họp 15/6, ngày 27/7, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quyết định tiếp tục nâng mức tăng lãi suất cơ bản lên tới 0,75% - mức tăng cao nhất kể từ năm 1994 khiến lãi suất cho vay qua đêm dao động trong biên độ 2,25 - 2,5%. Fed phát tín hiệu tiếp tục thắt chặt tiền tệ trong năm nay nhằm đẩy mạnh nỗ lực kéo lạm phát xuống từ mức cao nhất trong 4 thập kỷ.
Ngày 25/7, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quyết định tăng lãi suất cơ bản đồng Euro thêm 0,5 điểm %. Đây là lần tăng lãi suất cơ bản đầu tiên sau 11 năm. Mức này phù hợp với những gì mà hầu hết các nhà phân tích đã mong đợi. Bên cạnh đó, một đợt tăng lãi suất tiếp theo sẽ diễn ra vào tháng 9/2022. Đợt tăng này có thể có biên độ lớn hơn nếu lạm phát vẫn tiếp tục tăng cao.
Trong khi đó, ngay sau quyết định hạ lãi suất cơ bản của Fed và ECB, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã cam kết duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ sự phục hồi của nền kinh tế sau sự bùng phát của làn sóng đại dịch Covid-19 mạnh nhất 2 năm từ tháng 03/2022.
7.2. Việt Nam
Trước tín hiệu khởi sắc của nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn duy trì ổn định lãi suất cơ bản trong tháng 07/2022 như tháng 12/2020 nhằm tránh gây nhiều xáo trộn mục tiêu phục hồi sản xuất, kinh tế cuối năm 2021. Cụ thể:
- Lãi suất tái cấp vốn: giữ ở mức 4,00%/năm;
- Lãi suất tái chiết khấu: giữ ở mức 2,50%/năm;
- Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng:giữ ở mức 5,00%/năm;
- Lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở:giữ ở mức 2,50%/năm.
Trong khi đó, một số loại lãi suất tiền gửi vẫn duy trì ổn định như tháng 9/2020:
- Lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND giữ ở mức 0,5%/năm;
- Lãi suất đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng VND giữ ở mức 0%/năm;
- Lãi suất tiền gửi bằng VND của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô tại NHNN 0,8%/năm;
- Lãi suất tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại NHNN giảm còn 0,8%/năm.
Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tháng 07/2022chốt tuần giao dịch cuối tháng các kỳ hạn qua và đêm 1 tuần có chung diễn biến tăng mạnh ở kỳ hạn qua đêm và 1 tuần, lần lượt ở mức 1,39%; 1,93% lên mức 4,19%; 4,75% và và tăng nhẹ với kỳ hạn 1 tháng ở mức 0,43% lên mức 4,45%/năm. Đặc biệt phiên 27/7, thời điểm Fed công bố nâng lãi suất cơ bản thêm 0,75%, lãi suất liên ngân hàng VND kỳ hạn qua đêm thậm chí đã tăng lên 5,13%/năm từ mức 5,01%/năm - mức cao nhất kể từ năm 2019 tới nay - tương đương thời điểm trước dịch Covid-19.
Theo NHNN, tăng trưởng tín dụng tới ngày 26/7/2022 đạt 9,42%, mức tăng tháng 7/2022 cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Dù vậy, đà tăng của tín dụng đã chững lại đáng kể trong tháng 7/2022, khi chỉ tăng thêm 0,07% so với cuối tháng 6/2022, do các NHTM đều đã tới hạn mức tín dụng trong khi NHNN vẫn chưa nới room. Trong khi đó, việc NHNN bán ngoại tệ và hút ròng với khối lượng lớn qua thị trường mở đã khiến lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh trong tuần cuối tháng 7/2022, lên mức cao nhất trong vòng 3 năm. Áp lực tăng này có thể sẽ không kéo dài và lãi suất liên ngân hàng trở lại mức cân bằng trong tháng 8/2022 – tháng 9/2022, khi lượng tín phiếu phát hành trong tháng 7/2022 đáo hạn.
Tính chung trên toàn hệ thống, tới cuối tháng 7/2022, lãi suất huy động có xu hướng tăng tại tất cả các kỳ hạn, đặc biệt là với kỳ hạn 12, 13 tháng chứng kiến mức tăng mạnh nhất 0,25%/năm trước áp lực thắt chặt chính sách tiền tệ để ghìm cương. Đà tăng của lãi suất huy động so với cuối năm 2021 đã có phần rõ rệt hơn và tới từ tất cả các nhóm ngân hàng Cụ thể như bảng 7 dưới đây:
Bảng 7: Lãi suất tiền gửi của hệ thống ngân hàng thương mại tháng 07/2022
Kỳ hạn
|
Tháng 06/2022 (%/năm)
|
Tháng 07/2022 (%/năm)
|
Mức biến động (%/năm)
|
Kỳ hạn dưới 6 tháng
|
3,3 - 4,0
|
3,3 - 4,0
|
0,0 – 0,0
|
Kỳ hạn6 đến dưới 12 tháng
|
4,4 – |