LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của nghiên cứu
Điện đóng vai trũ quan trọng trong đời sống kinh tế- xã hội. Là sản phẩm đầu vào của nhiều ngành kinh tế, điện được ví là “bánh mỡ” của phát triển công nghiệp. Với mục tiêu phấn đấu trở thành một nước công nghiệp, nhu cầu về năng lương, đặc biệt là nhu cầu về điện năng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đât nước ngày càng tăng, trong khi ngành điện được xác định là ngành hạ tầng kỹ thuật xương sống của đất nước, nên trong những năm qua, Chính phủ đặc biệt quan tâm đến việc hoạch định chiến lược và quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, gọi tắt là các Tổng sơ đồ (TSĐ) điện V, VI và đang chuẩn bị TSĐ VII. Bộ Chính trị cũng có kết luận về chiến lược và quy hoạch phát triển ngành điện, với mục tiêu phát triển: Điện phải “đi trước một bước” để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xó hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước; đáp ứng nhu cầu điện cho sinh hoạt của nhân dân; đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Cựng với việc phê duyệt các hoạch đinh chiến lước và qui hoạch phát triển điện lực quốc gia, Chính phủ cũng bắt đầu một chương trỡnh cải tổ và cơ cấu lại ngành năng lượng, trong đó có ngành điện với một loạt các văn bản pháp qui ra đời như: Luật Điện lực ra đời cuối năm 2004, sau đó đến việc thành lập Cục Điều tiết điện lực quốc gia thuộc Bộ Công Thương và đến năm 2006, Chính phủ đó phê duyệt lộ trình và các điều kiện hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam Quyết định số 26/2006/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26 thỏng 1 năm 2006 Xem phụ lục 1. Theo lộ trình này, thị trường điện tại Việt nam sẽ được hỡnh thành và phát triển (i) thị trường phát điện cạnh tranh (giai đoạn 2005- 2014); (ii) Thị trường bán buôn điện cạnh tranh (giai đoạn 2015- 2022) và (iii) Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (từ sau 2022). Rừ rang rằng với định hướng và lộ trình hỡnh thành và phát triển thị trường điện cạnh tranh ở Việt nam đòi hỏi về công tác quản lý nhà nước về giá cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn và từng phân đoạn thị trường sản phẩm trong điều kiện thị trường cạnh tranh.
Sản phẩm điện mang tính chất đặc thù, sản xuất và tiêu dung phải diễn ra đồng thời, không thể tồn kho, không thể dự trữ được. Để sản phẩm điện đế với tiêu dung đòi hỏi các khâu sản xuất, truyền tải và phân phối phải đồng bộ và gắn liền với nhau. Hệ thống điện hoạt động có hiệu quả là hệ thống điện được đầu tư (tạo cung) đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện của nền kinh tế và đời sống nhân dân. Trong những năm qua, với nhiều chủ trương,chính sách khuyến khích phát triển thành phần tham gia vào thị trường phát điện , nhiều nhà máy điện độc lập ra đời, nhưng cho đến nay ngành điện vẫn còn độc quyền Tính đến năm 2009, EVN vẫn chiếm khoảng 70% tồng sản lượng điện sản xuất của cả nước. Đồng thời EVN là đơn vị độc quyền mua duy nhất điện phỏt của cỏc nhà máy điện độc lập. EVN độc quyền khâu truyền tải và phân phối điện bởi Tập đoàn Điện lực- EVN- (thuộc sở hữu nhà nước). Chính vì vậy, giỏ điện hiên nay đang được nhà nước quản lý, điều hành. Theo lộ trình của ngành điện, giá điện thường xuyên được đề nghị điều chỉnh tăng với lý do là giá điện ở nước ta còn thấp nên chưa thu hút được đầu tư. Ngược lại, những thay đổi về giá điện lại ảnh hưởng đến giá thành sản xuất của nhiều sản phẩm và tác động lớn đến đời sống của nhân dân, xung quanh giá bán điện nói riêng và ngành điện nói chung đang còn có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau. Các câu hỏi đặt ra là mức giá bán điện hiện nay như thế nào? Cao hay thấp? Sư quản lý nhà nước về giá điện hiện nay ra sao? Nhà nước nên can thiệp về giá ở khâu nào? Hình thức ra sao?
Với tầm quan trọng và tính chất thời sự của giá bán điện trước mắt và lộ trình hình thành và phát triển thị trường điện ở Việt nam trong tương lai, công tác quản lý nhà nước về giá cả sản phẩm này như thế nào là một vấn đề lớn và cần phải quan tâm đáng kể. Đề tài “Cơ chế, chính sách quản lý và điều hành giá điện ở Việt Nam đến năm 2015” ra đời với mong muốn đề tài này là nguồn tài liệu tham khảo và là có sở khoa học giúp chính phủ và các nhà hoạch định chính sách có những quyết định, chính sách hợp lý để quản lý, điều hành giá bán điện trong thời gian tới.
2. Mục tiêu, phương pháp và nội dung nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm:
- Phân tích và đánh giá về cơ chế, chính sách quản lý và điều hành giá điện trong ở Việt nam trong những năm gần đây
- Đề xuất cơ chế quản lý và điều hành giá điện phù hợp với thị trường và tính chất của sản phẩm từ nay cho đến năm 2015
Để nghiên cứu vấn đề này, nhóm nghiên cứu đó sử dụng các phương pháp (i) Nghiên cứu tài liệu liên quan và Phân tích thông tin thứ cấp và (ii) Phương pháp chuyên gia trên cơ sở trao đổi, thảo luận với những chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực quản lý giá điện ở Việt nam.
Với phương pháp 1, các tài liệu liên quan bao gồm:
- Các chính sách, văn bản pháp quy của chính phủ về quản lý ngành điện và quản lý giá điện
- Chiến lược và kế hoạch phát triển ngành năng lượng nói chung và ngành điện nói riêng
- Những nghiên cứu trước đó liên quan đến ngành điện và giá điện
- Tài liệu liên quan đến quản lý ngành điện, giá bán điện của nước ngoài
Về kết cấu nội dung của đề tài, ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương chính như sau:
Chương I; Cơ chế và chính sách quản lý, điều hành giá điện ở Việt Nam thời gian qua
Chương II: Giá bán điện và cơ chế quản lý giá điện ở một số nước
Chương III: Khuyến nghị về cơ chế và chớnh sỏch quản lý, điều hành giá bán điện đến năm 2015.
Do hạn chế về thời gian và nguồn lực, đề tài không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết. Nhóm nghiên cứu hoan nghênh tất cả các ý kiến bình luận, đóng góp để đề tài hoàn thiện hơn.