MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu
|
2
|
Chương I: Tổng quan về tác động của diễn biến kinh tế thế giới và hoạt động xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế của quốc gia
|
4
|
1.1. Tác động của diễn biến kinh tế thế giới tới tăng trưởng kinh tế và hoạt động xuất khẩu
|
4
|
1.2. Tác động của hoạt động xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế
|
17
|
Chương II: Thực trạng cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam
|
26
|
2.1. Khái quát tác động của diễn biến kinh tế thế giới tới xuất khẩu nói chung của Việt Nam
|
26
|
2.2. Thực trạng cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
|
30
|
2.3. Thực trạng cơ cấu xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam.
|
47
|
2.4. Một số nhận xét chính rút ra qua nghiên cứu thực trạng cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam
|
51
|
Chương III: Giải pháp định hướng cơ cấu lại thị trường xuất khẩu của Việt Nam theo hướng bền vững
|
56
|
3.1. Giải pháp định hướng cơ cấu lại nền kinh tế của Việt Nam
|
56
|
3.2. Giải pháp định hướng cơ cấu lại thị trường xuất khẩu của Việt Nam
|
61
|
Kết luận
|
69
|
Tài liệu tham khảo
|
70
|
Danh sách các thành viên tham gia nghiên cứu
|
71
|
LỜI MỞ ĐẦU
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu xuất hiện từ năm 2008 đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới tất cả các nước và các khu vực kinh tế trên thế giới. Cuộc khủng hoảng này đã gây hậu quả rất nặng nề tới tốc độ phát triển của cả nền kinh tế thế giới. Trong đó, ảnh hưởng trực tiếp và dễ thấy nhất là tình hình thương mại quốc tế (nhu cầu nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và khả năng thanh toán của quốc gia / nhà nhập khẩu...).
Kinh tế Việt Nam có “độ mở” với thị trường thế giới khá lớn, do đó cũng bị tác động không nhỏ bởi diễn biến này.
Trước diễn biến khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009, chính phủ nhiều nước (trong đó Việt Nam) đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm hạn chế tác động xấu của khủng hoảng tới kinh tế nước mình. Đồng thời, các nước cũng nhân cơ hội này thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế nhằm tạo cho kinh tế đất nước phát triển bền vững, ít bị xáo trộn bởi những biến động mạnh của thị trường thế giới.v.v. Đây là hướng giải quyết rất chủ động mà Việt Nam cần học tập và sớm triển khai để tạo định hướng cho các doanh nghiệp trong nước hoạt động mang lại hiệu quả cao nhất.
Trong bối cảnh đó, đề tài “Định hướng cơ cấu lại thị trường xuất khẩu của Việt Nam theo hướng bền vững” được đề xuất nghiên cứu với mục tiêu, phương pháp nghiên cứu... như sau:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
· Nghiên cứu nhằm làm rõ các tác động của diễn biến kinh tế thế giới tới tăng trưởng kinh tế và hoạt động xuất khẩu.
· Nghiên cứu nhằm làm rõ cơ cấu xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam.
· Khuyến nghị giải pháp góp phần giúp Nhà nước và các doanh nghiệp định hướng cơ cấu lại thị trường xuất khẩu của Việt Nam theo hướng bền vững.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài cấp Viện, đề tài sẽ tập trung vào phân tích cơ cấu xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam từ 1995-2009.
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích nghiên cứu cụ thể như sau:
· Phương pháp phân tích, tổng hợp các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước.
· Phương pháp phân tích và tổng hợp kết hợp với tư duy logic và trừu tượng hóa.
· Kỹ thuật phân tích chính sách.
· Thống kê và dự báo chính sách kinh tế - tài chính.
Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo của đề tài gồm 3 chương như sau:
Chương I: Tổng quan về tác động của diễn biến kinh tế thế giới và hoạt động xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế của quốc gia.
Chương II: Thực trạng cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam.
Chương III: Giải pháp định hướng cơ cấu lại thị trường xuất khẩu của Việt Nam theo hướng bền vững
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian nghiên cứu, lực lượng và kinh phí nghiên cứu có hạn, báo cáo này chắc khó tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm nghiên cứu xin trân trọng cám ơn sự góp ý và tạo điều kiện của bạn đọc để nội dung báo được hoàn thiện hơn.