|
Trang
|
Mở đầu
Chương I: Tổng quan về TTTC và TTBĐS
I/ Tổng quan về TTTC
1. Khái niệm TTTC
2. Chức năng của TTTC
3. Vai trò của TTTC
4. Phân loại TTTC
II/ Tổng quan về TTBĐS
1. Khái niệm TTBĐS
2. Những đặc điểm chủ yếu của TTBĐS
3. Vị trí, vai trò của TTBĐS trong nền kinh tế thị trường
4. Phân loại TTBĐS
III/ Mối quan hệ giữa TTTC và TTBĐS
IV/ Kinh nghiệm của thế giới về phát triển TTTC và TTBĐS - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
2. Kinh nghiệm của Mỹ
3. Kinh nghiệm của Thái Lan
4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Chương II: Thực trạng và mối quan hệ giữa TTTC và TTBĐS
I/ Thực trạng phát triển của TTTC trong những năm gần đây
1. Thị trường tiền tệ Việt Nam
2. TTCK Việt Nam
3. TTBH Việt Nam
II/ Thực trạng phát triển của TTBĐS trong những năm gần đây
1. Sự ra đời và phát triển của TTBĐS Việt Nam
2. Hậu quả và nguyên nhân đóng băng trên TTBĐS
3. Những thuận lợi và khó khăn, tồn tại của TTBĐS trong thời gian qua
III/ Mối quan hệ giữa TTTC và TTBĐS
1. Mối quan hệ liên thông giữa TTBĐS và TTCK
2. Quan hệ giữa TTBĐS và TTTT
3. Mối quan hệ giữa TTBĐS và TTBH
Chương III: Các giải pháp nhằm phát triển tốt mối quan hệ giữa TTTC và TTBĐS
I/ Mục tiêu và quan điểm phát triển TTTC và TTBĐS trong thời gian tới
1. Mục tiêu và quan điểm phát triển TTTC giai đoạn 2011 – 2020
2. Mục tiêu và quan điểm phát triển TTBĐS giai đoạn 2011 - 2020
II/ Các giải pháp thúc đẩy mối quan hệ giữa TTTC và TTBĐS
1. Giải pháp cho TTTC
2. Giải pháp cho TTBĐS
3. Giải pháp liên thông cho cả TTBĐS và TTTC
III. Kết Luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Danh sách thành viên tham gia nghiên cứu
|
2
4
4
4
4
4
4
6
6
7
8
10
11
15
15
17
22
23
25
25
25
35
46
50
50
57
60
62
63
67
74
76
76
76
78
80
80
86
89
92
93
94
|
Mở đầu
Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, các nền kinh tế đang hướng nhiều vào phát triển một hệ thống tài chính ổn định, bền vững và có khả năng hội nhập sâu, rộng vào khu vực và thế giới. Trong hệ thống kinh tế - tài chính, thị trường tài chính (TTTC) và thị trường bất động sản (TTBĐS) là hai kênh quan trọng, đóng vai trò chủ chốt trong việc huy động và sử dụng nguồn vốn cho nền kinh tế. Trong đó, TTTC bao gồm nhiều thị trường quan trọng như thị trường chứng khoán (TTCK), thị trường tiền tệ (TTTT)… và thị trường bảo hiểm (TTBH). Tất cả chúng đều có những vị trí, vai trò quan trọng trong các hoạt động về tài chính của đất nước, chúng có tác dụng bổ trợ cho các thị trường khác cùng nhau phát triển. Còn TTBĐS nước ta đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển, ngày càng khẳng định chỗ đứng của mình trong nền kinh tế.
Thế giới đã chứng kiến cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu 2008 - 2009, mà nguyên nhân sâu xa là bắt nguồn từ TTBĐS ở Mỹ. Hay nói một cách ngắn gọn là từ lĩnh vực tín dụng BĐS - cho vay dưới chuẩn ở Mỹ sau đó lan rộng ra các nền kinh tế, các định chế kinh tế, tài chính của thế giới. Hiện nay, các nền kinh tế lớn trên thế giới đã có những bước tiến nhằm thoát ra khỏi khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, đã đạt được những bước tiến quan trọng. Từ đó cho thấy, việc nghiên cứu, quản lý tín dụng, giám sát các hoạt động, đặc biệt là tài chính của TTTC và TTBĐS là rất cần thiết.
Qua thực tiễn kinh tế cho thấy, TTTC và TTBĐS đã có những mối liên hệ nhất điịnh. Do vậy, việc nghiên cứu sự liên thông, tương hỗ giữa chúng là rất cần thiết nhằm nắm bắt được quy luật hoạt động liên thông cũng như tác động trái chiều của chúng, để từ đó có biện pháp điều chỉnh bằng các công cụ của nền kinh tế là yêu cầu khách quan và bức thiết trong gian đoạn hiện nay, nó giúp cho hoạt động của hai thị trường này khăng khít và mật thiết hơn, giúp cho nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững. Chính vì những lý do đó, nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu mối quan hệ giữa thị trường tài chính và thị trường bất động sản”.
Mục tiêu của đề tài
Đề tài đưa ra những cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa TTTC và TTBĐS trên cơ sở nghiên cứu thực trạng của TTTC và TTBĐS, trong đó có học hỏi kinh nghiệm phát triển về TTBĐS của một số nước trên thế giới. Đề tài mang tính lý luận và thực tiễn cao trong việc góp phần phát triển TTTC và TTBĐS ở nước ta một cách toàn diện, sâu sắc hơn, đồng thời góp phần giúp các thị trường này ngày càng ở trong nước và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chủ yếu ở hai thị trường: TTTC (tập chtrung chủ yếu ở TTCK, TTTT và TTBH), TTBĐS Việt Nam (chủ yếu là BĐS ở một số thành phố lớn như: Hà Nội, TPp. HCM và Đà Nẵng) và quan hệ giữa chúng, trong đó có tham khảo kinh nghiệm phát triển TTBĐS của một số nước trên thế giới.
Kết cấu của đề tài: Đề tài gồm có 03 chương:
Chương I: Tổng quan về TTTC và TTBĐS
Chương II: Thực trạng và mối quan hệ giữa TTTC và TTBĐS Việt Nam
Chương III: Các giải pháp phát triển mối quan hệ giữa TTTC và TTBĐS
|
|