Đặt vấn đề
Chương 1: Tổng quan về thị trường trái phiếu chính phủ
1.1 Vai trũ của thị trường TPCP
1.2 Khung pháp lý điều chỉnh
1.3. Phõn loại TPCP và kờnh phỏt hành
1.3.1 Phõn loại TPCP
1.3.2 Kờnh phỏt hành
1.4. Thị trường TPCP một số nước
1.4.1 Thị trường TPCP Trung Quốc
1.4.2 Thị trường TPCP Hàn Quốc
1.4.3 Bài học kinh nghiệm rỳt ra cho Việt Nam
Chương 2: Thực trạng thị trường trái phiếu Chính phủ
2.1 Thực trạng thị trường TPCP sơ cấp giai đoạn 2001-2010
2.1.1 Tổng quỏt
2.1.2 Thị trường TPCP sơ cấp theo kênh phát hành
2.2 Thực trạng thị trường TPCP thứ cấp giai đoạn 2001-2010
2.2.1 Tại Sở Giao dịch Chứng khoỏn thành phố Hồ Chớ Minh
2.2.2 Tại Sở Giao dịch Chứng khoỏn Hà Nội
2.2.3 Đánh giá hoạt động thị trường TPCP giao đoạn 2001-2010
Chương 3: Định hướng phát triển thị trường TPCP đến 2015
3.1 Quan điểm phát triển thị trường TPCP
3.2 Những khuyến nghị góp phần phát triển thị trường TPCP đến 2015
Kết luận
Đặt vấn đề
Nền kinh tế thế giới đó đi qua cuộc khủng hoảng “trăm năm mới có một lần” 2008-2009 và đang trên đà hồi phục. Những giải pháp ngắn hạn nhằm vực dậy nền kinh tế khỏi khủng hoảng hoặc những những biện pháp mang tính chất ngăn ngừa hoặc kích thích tăng trường đó được nhiều quốc gia áp dụng thành công. Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới lại bắt đầu phải đối mặt với những vấn đề dài hạn, đó là cơ cấu lại nền tài chính, sự sụt giảm khả năng cạnh tranh, những vấn đề về nợ công, thâm hụt và căng thẳng thương mại giữa các quốc gia. Theo ý kiến nhận định của nhiều chuyên gia những năm sau khủng hoảng nền kinh tế thế giới sẽ vẫn gặp nhiều vấn đề khó khăn.
Đối với Việt Nam, sự sụt giảm kinh tế ở các nước phỏt triển sẽ dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực về khối lượng hàng hóa xuất khẩu, luồng vốn FDI cú thể sẽ giảm, đầu tư gián tiếp sẽ trở nờn hạn chế và ngay cả luồng kiều hối cũng có thể bị ảnh hưởng, bởi những người vẫn gửi tiền về nhà cú thể bị mất việc làm hoặc thu nhập bị giảm bớt.
Như vậy, trong thời gian tới huy động vốn cho phát triển cú thể sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó để thực thành công mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững với tốc độ 7 - 8%/năm, nâng thu nhập quốc dân năm 2020 tăng gấp 2,2 lần năm 2010, GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 - 3.200 USD đòi hỏi Chính phủ Việt Nam phải ổn định được nền kinh tế và huy động một lượng vốn lớn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Chính phủ Việt Nam hiện đang nỗ lực thực hiện việc thu hút vốn qua nhiều kênh huy động khác nhau, trong đó kênh huy động vốn qua thị trường trái phiếu đóng một vai trò quan trọng.
Trái phiếu Chính phủ (TPCP) một mặt giúp Chính phủ có thêm nguồn tài chính để phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, mặt khỏc giúp các nhà đầu tư có thêm một công cụ tài chính có độ rủi ro thấp để đa dạng hoá danh mục đầu tư của mình, đồng thời TPCP được coi là công cụ cơ bản để định giá chuẩn tin cậy cho các công cụ chứng khoán khác.
Qua một giai đoạn kinh tế đầy biến động với cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới đây cũng là lúc chúng ta cần nhìn lại và đánh giá lại hoạt động của thị trường TPCP, đánh giá những mặt được và chưa đươc, đồng thời đưa ra những kiến nghị để hướng tới một thị trường TPCP hiệu quả và năng động trong giai đoạn trung hạn đến 2015.