Chương trình đào tạo
Các khóa học ngắn hạn
Các khóa học dài hạn
Lịch tuyển sinh
Đăng ký trực tuyến
        Tin nóng
 
         Tìm kiếm thông tin
         Hỗ trợ trực tuyến
Phòng Tổng hợp
Phòng nghiên cứu Kinh tế - Tài chính
         Liên kết website
         Đối tác khách hàng
         Thông kê truy cập
Online: 5
Visited: 1127776
 
  Năm 2010

 

 

Quản lý nhà nước về giá cả trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Chủ nhiệm: Cao Thị Hoà
LỜI NÓI ĐẦU

Giá cả là kết quả của quá trình vận động vi mô nhưng bản thân giá cả lại có tác động ngược lại với quá trình kinh doanh của doanh nghiệp và trạng thái kinh tế ở tầm vĩ mô. Chính vì vậy mà giá cả ngoài việc biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá nó còn là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh tổng hợp các mối quan hệ lớn trong xã hội. Vì vậy, vấn đề quản lý nhà nước về giá cả trong thị trưòng nói chung và thị trường cạnh tranh nói riêng là một trong những vấn đề có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia cũng như của Việt Nam.
Việt nam thực hiện quản lý nền kinh tế theo cơ chế kinh tế thị trường chậm hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Công cuộc đổi mới này ở Việt Nam được khởi xướng từ Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (bắt đầu từ năm 1986) và trải qua nhiều lần Đại hội đảng (Đại hội đại biểu lần thứ VII, VIII, IX, X và Đại hội lần thứ  XI năm 2011) đến nay Việt Nam vẫn đang tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó đã đặt ra cho công tác quản lý nền kinh tế nói chung và quản lý điều hành giá cả trong nền kinh tế thị trường nói riêng những nhiệm vụ rất nặng nề.
Sau hai mươi lăm năm thực hiện đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội.  Tuy nhiên trong quá trình đổi mới vẫn không tránh khỏi và luôn tiềm ẩn những tồn tại chưa được giải quyết và chúng đang gây ra những lực cản làm giảm năng lực cạnh tranh, hiệu quả của nền kinh tế và cần được khắc phục, những khiếm khuyết của cơ chế phải được ngăn ngừa và giảm thiểu. Vì vậy việc triển khai nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước về giá cả trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo” là cần thiết và có ý nghĩa cả về lý thuyết và thực tế. Việc nghiên cứu sẽ giúp cho chúng ta khái quát và hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý Nhà nước về giá trong các hình thái thị trường, kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới về quản lý giá cả. Đồng thời  giúp cho chúng ta có những cơ sở vững chắc để tiến hành đánh giá những vấn đề hiện tại và xác lập những giải pháp quản lý, điều hành giá cả hữu hiệu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn tới.
Về mặt lý luận cũng như thực tế đã có một số công trình nghiên cứu trong nước cũng như quốc tế về quản lý nhà nước về giá trong nền kinh tế quốc dân cũng như trong các hình thái thị trường, như học thuyết của Mác (Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị...); Keynes (sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế  bao gồm cả vi mô và vĩ mô…); Paul Samuelson (khẳng định vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường và chủ trương quản lý nền kinh tế, giá cả là kết hợp cả thị trường và sự can thiệp cuả nhà nước...) và một số các công trình, báo cáo tổng kết công tác điều hành quản lý giá cả của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách. Tuy nhiên mỗi công trình nghiên cứu vấn đề trên được thực hiện ở các góc độ khác nhau, theo từng lĩnh vực và trong từng giai đoạn trước đây nên chưa hệ thống được đầy đủ và cập nhật tư liệu đến hiện nay. Công trình này không kỳ vọng sẽ giải quyết được mọi vấn đề còn lại  mà chỉ nghiên cứu góp phần hệ thống hoá, đánh giá và cập nhật thêm tư liệu về quản lý Nhà nước về giá trên các hình thái thị trường, trong đó có thị trường cạnh tranh hoàn hảo và của Việt Nam đến hiện nay
Phương pháp và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Để hoàn thành được mục tiêu và nội dung nghiên cứu đề ra, đề tài đã sử dụng đồng thời một số phương pháp và kỹ năng nghiên cứu: từ phương pháp khái quát đến phương pháp phân tích thống kê thông qua phân tích tổng hợp tư liệu, phương pháp chuyên gia, tổ chức hội thảo…Đề tài đã sử dụng các tài liệu thứ cấp và kế thừa một số kết quả của một vài công trình nghiên cứu cũng như các báo cáo tổng kết về công tác quản lý, điều hành giá của các cơ quan chuyên ngành và các cơ quan chức năng có liên quan. Thời gian nghiên cứu điểm qua những nội dung cơ bản về quản lý Nhà nước về giá cả tập trung chủ yếu từ năm 2001 đến năm 2010.
Kết cấu và nội dung nghiên cứu của đề tài: Với mục tiêu đề ra và phạm vi nghiên cứu của một đề tài cấp cơ sở, ngoài phần mở đầu và phần kết luận, báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài được kết cấu thành 2 phần:
Phần thứ nhất: Một số vấn đề cơ bản về giá cả, thị trường, cạnh tranh và quản lý Nhà nước về giá trong nền kinh tế thị trường.
Trong phần này đề tài sẽ tập trung nghiên cứu khái quát về phạm trù giá cả, cạnh tranh, sự hình thành và vận động của giá cả trong các hình thái thị trường; cơ sở lý luận về vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường nói chung và trong quản lý giá cả trong các hình thái thị trường, đặc biệt là thị trường cạnh tranh. Đồng thời đề tài cũng trình bày các nội dung quản lý Nhà nước về giá cả.
Phần thứ hai: Quản lý Nhà nước về giá của một số nước. Thực trạng của Việt nam và kiến nghị.
Trong  phần này đề tài sẽ tập trung phân tích kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và thế giới về quản lý giá của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, rút ra nhưng bài học cho Việt Nam; Phân tích thực trạng quản lý Nhà nước về giá trong nền kinh tế thị trường của Việt nam trong thời gian qua (chủ trường, đường lối, hình thức và nội dung quản lý, cơ chế chính sách) đồng thời đánh giá những mặt được và những mặt chưa được làm cơ sở cho những kiến nghị của phần sau. Mặt khác đề tài cũng hệ thống hoá các văn bản quản lý nhà nước về giá trong thời gian qua
Đồng thời đề tài tập trung nghiên cứu phân tích điều kiện của giai đoạn phát triển mới, Trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị quản lý Nhà nước về giá trong  tương lai hướng vào thị trường cạnh tranh và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng chủ đề nghiên cứu là một vấn đề lớn có nội dung phong phú, nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót cũng như chưa giải quyết thoả đáng được yêu cầu của các độc giả. Nhóm nghiên cứu chân thành cám ơn các ý kiến đóng góp để đề tài đạt kết quả tốt hơn.
Trở lại
CÁC BÀI VIẾT KHÁC
Cơ cấu đầu tư công Việt Nam: thực trạng và giải pháp hoàn thiện (29/03/2011)
Quản lý và giám sát các dòng vốn vào Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế. (29/03/2011)
Ứng dụng mô hình VAR trong nghiên cứu mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. (29/03/2011)
Nghiên cứu quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn ở Việt Nam (29/03/2011)
Xu hướng bảo hộ sau khủng hoảng: Kinh nghiệm các nước và kiến nghị cho Việt Nam (29/03/2011)
Giải pháp tăng cường giám sát ngân sách địa phương của Hội đồng nhân dân. (29/03/2011)
Hợp tác nhà nước - tư nhân đầu tư cho cơ sở hạ tầng: lý luận và thực trạng. (29/03/2011)
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới lựa chọn việc làm ở nông thôn giai đoạn 2003-2009. (29/03/2011)
Cải cách cơ cấu thu NSNN trong điều kiện hội nhập kinh tế ở nước ta hiện nay. (29/03/2011)
Sử dụng công cụ thuế góp phần thúc đẩy tiêu dùng hàng nội địa ở Việt nam (29/03/2011)
Mô hình tự trang trải kinh phí đối với hệ thống an sinh xã hội: lý luận và ứng dụng ở Việt Nam. (29/03/2011)
Quan hệ phương pháp xác định doanh thu, chi phí trong tính thuế TNDN theo luật thuế TNDN với phương pháp xác định doanh thu, chi phí theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. (29/03/2011)
Tác động của FDI sau khủng hoảng tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam. (29/03/2011)
Tác động của FDI sau khủng hoảng tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam. (29/03/2011)
Giải pháp kinh tế - tài chính cải thiện môi trường kinh doanh đối với các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam. (29/03/2011)
Xem tiếp
 
 
         Tin tức & sự kiện mới
Viện Kinh tế - Tài chính tổ chức hội thảo “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2023 dự báo 2024
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 07 năm 2023
Viện Kinh tế - Tài chính tổ chức thành công Hội thảo: “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2023”
Viện Kinh tế - Tài chính tổ chức Hội nghị viên chức và tổng kết năm học 2022 - 2023
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 06 năm 2023
Viện Kinh tế - Tài chính phối hợp cùng Viện CFA Hoa Kỳ và Học viện Smart Train tổ chức toạ đàm “Triển vọng nghề nghiệp trong ngành phân tích đầu tư tài chính”
Lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Viện kinh tế - Tài chính và Trường đại học công nghiệp dệt may Hà Nội
Viện Kinh tế - Tài chính ký Biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện với Tập Đoàn Đinh Lê
Chuỗi chia sẻ về tài chính toàn diện: Khởi đầu của hợp tác đào tạo và nghiên cứu giữa Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính và Tổ chức OXFAM tại Việt Nam
“Tập huấn cập nhật kiến thức mới về quản lý, sử dụng tài sản công năm 2023”
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 03 năm 2023
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 02 năm 2023
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 01 năm 2023
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 12 năm 2022
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 11 năm 2022
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 10 năm 2022
Báo cáo phân tính dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 9 năm 2022
Báo cáo phân tính dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 8 năm 2022
Báo cáo phân tính dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 7 năm 2022
Báo cáo phân tính dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 6 năm 2022
        Email
        Hình ảnh hoạt động
Khóa học Quản trị Tài chính (từ 14-16/7/2011)
Viện kỷ niệm 86 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Bế giảng khóa học Quản trị Tài chính (14/5/2011)
Khóa Quản trị Công ty ngày 7-9/4/2011
Bế giảng khóa học Quản trị Công ty (9/4/2011)
Xem toàn bộ

Viện Kinh tế - Tài chính

Số 179 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội

ĐT: 024 3933 4139

Email: vienkttc@hvtc.edu.vn