Chương trình đào tạo
Các khóa học ngắn hạn
Các khóa học dài hạn
Lịch tuyển sinh
Đăng ký trực tuyến
        Tin nóng
 
         Tìm kiếm thông tin
         Hỗ trợ trực tuyến
Phòng Tổng hợp
Phòng nghiên cứu Kinh tế - Tài chính
         Liên kết website
         Đối tác khách hàng
         Thông kê truy cập
Online: 2
Visited: 1256704
 
  

 

 

Thị trường bán lẻ Việt Nam liên tiếp rớt hạng

Việt Nam rớt từ vị trí số một đạt được năm 2008 xuống thứ hạng 23 trong danh sách các thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới năm nay.

Hãng tư vấn danh tiếng của Mỹ A.T. Kearney vừa công bố báo cáo thường niên về chỉ số phát triển mảng kinh doanh bán lẻ (GRDI) trên toàn cầu năm 2011. Theo đó, Việt Nam rớt 9 bậc xuống thứ hạng 23 trong tổng số 30 nền kinh tế mới nổi được khảo sát, sau cả Sri Lanka, Marốc, Kazakhstan và thua xa Trung Quốc hay Ấn Độ.

Các chuyên gia A.T.Kearney cho rằng yếu kém trong cơ sở hạ tầng và chi phí thuê mặt bằng quá cao đang là rào cản với các nhà bán lẻ nước ngoài. Trong khi các kênh phân phối truyền thống trong nước vẫn thống lĩnh thì các mô hình bán lẻ mới bắt đầu xuất hiện và ngày càng khẳng định vị trí trên thị trường. Mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt này càng khiến các nhà đầu tư nước ngoài khó tham gia.

Đây là năm thứ 3 liên tiếp thị trường bán lẻ Việt Nam bị rớt hạng. Năm 2008, Việt Nam tăng 3 bậc, vượt qua Ấn Độ để trở thành thị trường hấp dẫn nhất thế giới, nhờ kinh tế tăng trưởng mạnh, thể chế chính sách cải tiến theo hướng thân thiện với nhà đầu tư nước ngoài và nhu cầu của người tiêu dùng về những mô hình bán lẻ hiện đại. Đến 2009, thị trường bán lẻ Việt Nam chỉ đứng thứ 6 về mức độ hấp dẫn, và rời xa Top 10 vào năm 2010.

A.T.Kearney nhận định đông dân là một điểm hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam. Ảnh: Hoàng Hà
A.T.Kearney nhận định đông dân là một điểm hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam. Ảnh: Hoàng Hà

Tuy nhiên, hãng tư vấn đến từ Mỹ đánh giá Việt Nam vẫn còn sức hút nhất định, nhờ quy mô thị trường cũng như số lượng người tiêu dùng. Dự báo đến 2012, thị trường bán lẻ Việt Nam có thể đạt quy mô 113 tỷ USD và dân số lên tới gần 89 triệu người.

Từ năm 2009, Việt Nam đã mở cửa cho phép các hãng bán lẻ 100% vốn nước ngoài hoạt động. Các hãng danh tiếng của Anh như Tesco hay Singapore như FairPrice đang lên kế hoạch tham gia thị trường Việt Nam ngay năm nay. Tuy nhiên A.T.Kearney cũng cảnh báo kinh tế thế giới chưa hoàn toàn phục hồi sau suy thoái, nên các công ty đa quốc gia vẫn còn thận trọng khi mở rộng mạng lưới hoạt động của mình.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước năm 2010 đạt 1.561,6 nghìn tỷ đồng (tương đương hơn 80 tỷ USD). 5 tháng đầu năm nay, quy mô thị trường đạt 762,7 nghìn tỷ đồng (tương đương gần 40 tỷ USD), tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 6,4%.

Các hãng quản lý bất động sản cũng nhiều lần nhận định giá mặt bằng bán lẻ Việt Nam quá cao, cho dù nguồn cung đang tăng lên và giá có xu hướng giảm nhẹ ở một số khu vực.

2011 là năm thứ 10 liên tiếp hãng A.T.Kearney công bố chỉ số GRDI toàn cầu trong đó đánh giá về mức độ hấp dẫn của các thị trường bán lẻ mới nổi đang phát triển mạnh mẽ nhất thế giới. Các nghiên cứu này đơợc tiến hành tại 30 nền kinh tế mới nổi và đánh giá dựa trên các nhân tố: mức độ rủi ro quốc gia, quy mô dân số, mức độ thịnh vượng và mức độ bão hòa của thị trường bán lẻ.

Tình hình kinh tế bất ổn cùng với sự gia tăng áp lực tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi đã tạo ra sự thay đổi trong top 10 thị trường bán lẻ phát triển nhất của năm nay. Theo đó, các thị trường bán lẻ Mỹ Latin đang phất lên nhờ mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng 6% trong suốt cuộc khủng hoảng. Đáng chú ý, Brazil đã nhảy 5 bậc để lần đầu tiên trở thành thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Nhiều nước Nam Mỹ khác cũng có mặt trong Top 10 như Uruguay, Chile và Peru.

Trong khi đó, các nền kinh tế lớn ở châu Á đang giảm dần độ hấp dẫn với nhà bán lẻ nước ngoài. Trung Quốc đã bị soán ngôi đầu và tụt 5 hạng xuống vị trí số sáu trong danh sách. Ấn Độ ngày càng rời xa vị trí số một đạt được năm 2007, và chỉ đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng năm nay.

Chỉ số GRDI A.T. Kearney 2011:

10 thị trường hấp dẫn nhất thế giới >>


Tên nước
Thứ hạng
2011
Thứ hạng
2010
Thay đổi
Brazil 1 5 +4
Uruguay 2 8 +6
Chile 3 6 +3
Ấn Độ 4 3 -1
Kuwait 5 2 -3
Trung Quốc 6 1 -5
Ảrập Xêút 7 4 -3
Peru 8 9 +1
Các tiểu vương quốc Ảrập 9 7 -2
Thổ Nhĩ Kỳ 10 18 +8
Lebanon 11 N/A N/A
Ai Cập 12 13 +1
Albania 13 12 -1
Nga 14 10 -4
Kazakhstan 15 N/A N/A
Indonesia 16 16 Không đổi
Marốc 17 15 -2
Philippines 18 22 +4
Tunisia 19 11 -7
Sri Lanka 20 N/A N/A
Malaysia 21 17 -4
Mexico 22 25 +3
Việt Nam 23 14 -9
Colombia 24 26 +2
Argentina 25 N/A N/A
Nam Phi 26 24 -2
Panama 27 N/A N/A
Cộng hòa Dominican 28 23 -5
Iran 29 N/A N/A
Bulgaria 30 19 -11

Song Linh (vnexpress.net)

Trở lại
CÁC BÀI VIẾT KHÁC
40 triệu USD hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (25/12/2010)
Các doanh nghiệp lớn ám ảnh bởi vụ Vinashin (25/12/2010)
Giá vàng và USD quay đầu giảm mạnh (22/02/2011)
Giá mặt bằng bán lẻ Hà Nội - TP HCM cùng hạ nhiệt (19/01/2011)
Vàng ‘rơi’ xuống đáy của 2 tháng (21/01/2011)
Thống đốc Ngân hàng giải trình về lãi suất, lạm phát (25/12/2010)
Vàng vượt 36,3 triệu đồng (15/02/2011)
Báo cáo tài chính nhà nước năm 2018 đang dần hoàn thiện (09/01/2020)
Mặt hàng nào giảm giá mạnh sau kì nghỉ lễ? (06/05/2011)
Nhà đất Hà Nội, Sài Gòn rục rịch giảm giá (23/05/2011)
Sữa nội vẫn chưa chịu giảm theo giá thế giới (31/05/2011)
Giảm mục tiêu tăng trưởng, nới chỉ tiêu lạm phát (06/06/2011)
Xe ngoại tăng mạnh trước thời điểm siết thủ tục nhập khẩu (27/06/2011)
Thu hút FDI giảm một nửa (28/06/2011)
Chính phủ đồng ý miễn thuế thu nhập cá nhân (03/07/2011)
Xem tiếp
 
 
         Tin tức & sự kiện mới
Viện Kinh tế - Tài chính tổ chức hội thảo “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2023 dự báo 2024
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 07 năm 2023
Viện Kinh tế - Tài chính tổ chức thành công Hội thảo: “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2023”
Viện Kinh tế - Tài chính tổ chức Hội nghị viên chức và tổng kết năm học 2022 - 2023
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 06 năm 2023
Học viện Tài chính tổ chức hội thảo “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2025”
Sắp diễn ra Hội thảo khoa học về thị trường và giá cả năm 2025 tại Học viện Tài chính
Thông báo chào hàng cạnh tranh
Tập huấn, hướng dẫn chi tiết thực hiện các nội dung luật thuế giá trị gia tăng
VIỆN KINH TẾ - TÀI CHÍNH TỔ CHỨC HỘI THẢO “DIỄN BIỄN THỊ TRƯỜNG, GIÁ CẢ Ở VIỆT NAM NĂM 2024 DỰ BÁO 2025”
Giấy mời tham gia hội thảo ngày 09/01/2025
Thông báo chào hàng cạnh tranh
Đào tạo, tập huất nghiệp vụ, quy định mới về phân loại và xuất xứ hàng hóa trong khai báo hải quan cho công ty LD TNHH Nippon Express Việt Nam tại Hà Nội
Khóa học: Đào tạo kỹ năng chuyên sâu về đấu thầu và quản lý tài chính dành cho chủ tài khoản và kế toán
Tập huấn, cập nhật kiến thức các quy định, văn bản chỉ đạo của Trung Ương, của Tỉnh về công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
Viện Kinh tế Tài Chính thông báo chiêu sinh trên địa bàn huyện Tiền Hải, Thái Bình
Tập huấn, cập nhật kiến thức các quy định, văn bản chỉ đạo của Trung Ương, của Tỉnh về nghiệp vụ đấu thầu trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
Hội thảo: “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2024”
Thư mời hội thảo khoa học
Viện Kinh tế - Tài chính tổ chức Hội nghị viên chức và tổng kết năm học 2023 - 2024
        Email
        Hình ảnh hoạt động
Khóa học Quản trị Tài chính (từ 14-16/7/2011)
Viện kỷ niệm 86 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Bế giảng khóa học Quản trị Tài chính (14/5/2011)
Khóa Quản trị Công ty ngày 7-9/4/2011
Bế giảng khóa học Quản trị Công ty (9/4/2011)
Xem toàn bộ

Viện Kinh tế - Tài chính

Số 179 Đội Cấn, Phường Ngọc Hà,  TP Hà Nội.

ĐT: 024 3933 4139

Email: vienkttc@hvtc.edu.vn