Chương trình đào tạo
Các khóa học ngắn hạn
Các khóa học dài hạn
Lịch tuyển sinh
Đăng ký trực tuyến
        Tin nóng
 
         Tìm kiếm thông tin
         Hỗ trợ trực tuyến
Phòng Tổng hợp
Phòng nghiên cứu Kinh tế - Tài chính
         Liên kết website
         Đối tác khách hàng
         Thông kê truy cập
Online: 3
Visited: 1127758
 
  Năm 2010

 

 

Thị trường bán lẻ Việt Nam – Thực trạng và xu hướng phát triển
Chủ nhiệm: Trần Đức Phó
MỤC LỤC

Nội dung   
Mục lục   
Mở đầu   
Chương I: Một số lý luận cơ bản về bán lẻ   
1. Khái niệm và phân loại bán lẻ   
1.1. Khái niệm   
1.2. Phân loại bán lẻ   
2. Chức năng của bán lẻ   
2.1. Khai thác một số nhóm mặt hàng và dịch vụ thích hợp   
2.2. Chia những lô hàng lớn thành những đơn vị nhỏ   
2.3. Dự trữ sẵn hàng hóa   
2.4. Trưng bày hàng hóa và cung cấp dịch vụ tăng thêm   
Chương II. Tiến trình phát triển của thương mại bán lẻ thế giới; Mô hình bán lẻ ở một số nước trên thế giới và những kinh nghiệm rút ra cho VN   
1. Tiến trình phát triển của thương mại bán lẻ thế giới   
1.1. Cuộc cách mạng thương mại bán lẻ lần thứ nhất: Loại hình kinh doanh siêu thị ra đời   
1.2. Cuộc cách mạng thương mại bán lẻ lần thứ hai: Thương mại điện tử bán lẻ ra đời   
2. Quyết định marketing của nhà bán lẻ   
2.1. Quyết định về thị trường mục tiêu   
2.2. Quyết định về chủng loại hàng hóa và dịch vụ   
2.3. Quyết định về giá cả   
2.4. Quyết định về các hoạt động xúc tiến bán   
2.5. Quyết định về địa điểm kinh doanh   
3. Mô hình bán lẻ ở một số nước  trên thế giới   
3.1. Mô hình bán lẻ ở Hoa Kỳ   
3.2. Mô hình tổ chức vμ ph−ơng thức quản lý hệ thống bán lẻ ở Trung Quốc   
3.3. Mô hình bán lẻ ở Thái Lan   
3.4. Cuộc chiến kỳ lạ trên thị trường bán lẻ ấn Độ   
4. Những kinh nghiệm rút ra cho VN   
Chương III: Thực trạng thị trường bán lẻ ở VN   
1. Tổng quan về sự phát triển của ngành bán lẻ và các loại hình tổ chức bán lẻ ở VN   
2. Thực trạng hoạt động của thị trường bán lẻ ở VN   
2.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của thị trường bán lẻ ở VN   
2.1.1. Giai đoạn trước năm 1995   
2.1.2. Giai đoạn từ năm 1996 đến 2000   
2.1.3. Giai đoạn từ năm 2001 đến 2005   
2.1.4. Giai đoạn từ năm 2006 đến nay   
2.2. Đánh giá thực trạng phát triển của thị trường bán lẻ VN hiện nay   
2.2.1. Đánh giá các yếu tố thuộc về môi trường tác động đến sự phát triển thị trường bán lẻ   
2.2.2. Đánh giá các yếu tố thuộc về năng lực nội tại của thị trường bán lẻ VN hiện nay   
2.2.3. Đánh giá về công tác quản lý nhà nước đối với thị trường bán lẻ   
2.3. Kết luận rút ra   
Chương IV: Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay   
1. Xu hướng phát triển của ngành bán lẻ   
1.1. Xu hướng phát triển của ngành bán lẻ thế kỷ 21 trên thế giới   
1.2. Xu hướng phát triển ngành bán lẻ ở VN   
2. Cơ hội và thách thức   
2.1. Cơ hội   
2.2. Thách thức   
3. Định hướng phát triển thị trường bán lẻ VN   
4. Một số giải pháp phát triển thị trường bán lẻ VN trong điều kiện hội nhập   
4.1. Giải pháp vĩ mô   
4.2. Giải pháp vi mô   
4.2.1. Xây dựng chính sách mặt hàng, giá cả, phương thức và hình thức bán hàng khuyến mại   
4.2.2. Xây dựng hệ thống dịch vụ 1ogistics phục vụ hoạt động của toàn chuỗi cửa hàng   
4.2.3. Nắm rõ đặc điểm vận. doanh, thực hiện tiêu chuẩn hoá nhân sự, phối hợp và làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng   
4.2.4. Xây dựng hình ảnh đẹp về cửa hàng và các giải pháp có liên quan khác   
4.2.5. Các giải pháp khác   
Kết luận   
Tài liệu tham khảo   
   
Mở đầu
 Quá trình tự do hóa thương mại cùng với việc mở cửa dịch vụ phân phối nói chung và dịch vụ bán lẻ nói riêng là xu thế tất yếu để các quốc gia có thể tiếp cận và tham gia vào hệ thống phân phối hiện đại toàn cầu...
Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường phân phối nói chung và thị trường bán lẻ nói riêng, Chính phủ Việt Nam (VN) đã sửa đổi và ban hành mới một số văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện việc quản lý ngành dịch vụ phân phối, góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp (DN) và cơ quan quản lý nhà nước thực hiện theo đúng cam kết khi VN gia nhập WTO. Sau hơn 3 năm gia nhập WTO, VN đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực phân phối. Chỉ riêng lĩnh vực bán lẻ, thị trường VN được đánh giá là đầy triển vọng, có sức hút lớn đối với các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2010 đạt 747,4 nghìn tỷ đồng (tăng 26,7% so cùng kỳ năm 2009). Ước 11 tháng đầu năm 2010, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 1.425.170 tỷ đồng (tăng 25% so cùng kỳ năm 2009). Tính đến cuối năm 2010, có khoảng 8.591 chợ trên cả nước (trong quy hoạch). Về các loại hình bán lẻ hiện đại, năm 2005 VN chỉ có trên 200 siêu thị, 30 trung tâm thương mại (TTTM) tại 30/64 tỉnh và thành phố thì đến hết năm 2009, con số này đã là 445 siêu thị, 78 TTTM và khoảng 2.000 cửa hàng tiện lợi tại khắp 63 tỉnh và thành phố. Giá trị hàng hóa lưu thông qua chợ chiếm khoảng 40%, qua các loại hình phân phối hiện đại chiếm khoảng 15 - 20%.
Ngoài những cơ hội mà quá trình hội nhập mang lại, VN đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, đặc biệt là cần phải xây dựng được một hệ thống phân phối hiện đại, hài hòa giữa thành thị và nông thôn, bảo đảm hoạt động có hiệu quả và cạnh tranh giữa các DN. Hiện VN mới chỉ có một số đơn vị có phương thức kinh doanh và phân phối tương đối chuyên nghiệp như: Tổng công ty Thương mại Sài Gòn Satra với 40 DN (DN) trực thuộc, Tổng công ty thương mại Hà Nội, chuỗi siêu thị Citimax, Fivimart, hệ thống Maxi Mart, CoopMart... Như vậy, có thể thấy rằng hệ thống phân phối ở nước ta bước đầu cũng đã đáp ứng nhu cầu của nhà sản xuất và người tiêu dùng. Các kênh phân phối hiện đại như TTTM, siêu thị ngày càng phát triển và thu hút một bộ phận người tiêu dùng. Tuy nhiên, đối với loại hình: chợ, cửa hàng bán lẻ hiện tại ngày càng không đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Mặt khác, đang có một làn sóng các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đến VN, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM để thiết lập các mạng lưới phân phối hiện đại như Metro Cash & Carry (Đức), Bourbon (Pháp), Parkson thuộc tập đoàn Lion (Malaixia), Zen Plaza (Nhật Bản) và Diamond Plaza (Hàn Quốc)... Theo kết quả khảo sát và công bố về Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI) của Hãng AT Kearny, nếu như năm 2008, VN được xếp “ngôi Hậu” trong “làng bán lẻ toàn cầu” với sự tăng điểm ngoạn mục, thì năm 2009 chúng ta tụt xuống hạng 6 sau các nước ấn Độ, Nga, Trung Quốc, Tiểu vương quốc ả rập Thống nhất và ả rập Xê út; và năm nay, vị trí xếp hạng trong thị trường bán lẻ toàn cầu của VN đã tụt xuống thứ 14, vị trí thấp nhất trong 7 năm xếp hạng.
Theo Bộ Công Thương, hiện nay một số tập đoàn, DN phân phối, bán lẻ quốc tế đang hoàn thiện hồ sơ, chuẩn bị đăng ký kinh doanh tại VN như: Dairy Farm (Singapore) đã nộp đơn xin thành lập DN 100% vốn; Lotte (Hàn Quốc) vào VN qua hình thức liên doanh; 2 tập đoàn hàng đầu thế giới là Wal – Mart (Mỹ) và Carrefour (Pháp) cũng đang bắt đầu để ý tới thị trường VN. Đây là những thông tin đáng mừng cho sự phát triển của thị trường bán lẻ VN nhưng lại là đáng lo đối với các DN bán lẻ trong nước bởi từ lúc này sự cạnh tranh sẽ gay gắt hơn bao giờ hết.
Một vài con số trên cho thấy, thị trường bán lẻ toàn cầu của VN bị tụt dốc quá sâu như vậy chính là do độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ nước ta đã bị suy giảm hết sức trầm trọng; ngoài ra còn do các DN phân phối trong nước còn yếu, chưa chuyên nghiệp, chưa khẳng định được thương hiệu của mình trong lĩnh vực bán lẻ. Trước áp lực này, các DN bán lẻ trong nước có những động thái gì để cạnh tranh?
Từ những vấn đề nêu trên, nghiên cứu tìm ra xu hướng phát triển hệ thống phân phối ở VN để có những kiến nghị nhằm giúp các đơn vị kinh doanh bán lẻ trong nước phát triển là việc làm cần thiết và đòi hỏi khách quan.
Mục đích nghiên cứu:
- Làm rõ một số vấn đề về bán lẻ, nghiên cứu những nội dung cơ bản của bán lẻ, kinh nghiệm phát triển thị trường bán lẻ của một số nước trên thế giới.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thị trường bán lẻ ở VN thời gian qua.
- Đề xuất giải pháp phát triển thị trường bán lẻ VN trong điều kiện hội nhập.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
* Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là vấn đề lý luận và thực tế về phát triển bán lẻ trên thị trường nội địa VN.
* Phạm vi nghiên cứu.
- Về không gian: Tập trung nghiên cứu một số loại hình tổ chức bán lẻ văn minh, hiện đại, tiêu biểu ở VN.
- Về thời gian: Tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển thị trường bán lẻ, đặc biệt là thị trường bán lẻ VN từ năm 1986 đến nay.
- Giải pháp đề xuất: Xem xét các giải pháp vĩ mô và vi mô nhằm phát triển thị trường bán lẻ ở VN trong điều kiện hội nhập.
- Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ đã được xác định, trong quá trình nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và các phương pháp nghiên cứu khác bao gồm: phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp.
Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của đề tài được chia thành 4 chương:
+ Chương I: Một số lý luận cơ bản về bán lẻ.
+ Chương II. Tiến trình phát triển của thương mại bán lẻ thế giới; Mô hìnhbán lẻ của một số nước trên thế giới và  những kinh nghiệm rút ra cho VN
+ Chương III: Thực trạng thị trường bán lẻ ở VN.
+ Chương IV: Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ VN trong điều kiện hội nhập hiện nay.
Trở lại
CÁC BÀI VIẾT KHÁC
Cơ cấu đầu tư công Việt Nam: thực trạng và giải pháp hoàn thiện (29/03/2011)
Quản lý và giám sát các dòng vốn vào Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế. (29/03/2011)
Ứng dụng mô hình VAR trong nghiên cứu mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. (29/03/2011)
Nghiên cứu quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn ở Việt Nam (29/03/2011)
Xu hướng bảo hộ sau khủng hoảng: Kinh nghiệm các nước và kiến nghị cho Việt Nam (29/03/2011)
Giải pháp tăng cường giám sát ngân sách địa phương của Hội đồng nhân dân. (29/03/2011)
Hợp tác nhà nước - tư nhân đầu tư cho cơ sở hạ tầng: lý luận và thực trạng. (29/03/2011)
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới lựa chọn việc làm ở nông thôn giai đoạn 2003-2009. (29/03/2011)
Cải cách cơ cấu thu NSNN trong điều kiện hội nhập kinh tế ở nước ta hiện nay. (29/03/2011)
Sử dụng công cụ thuế góp phần thúc đẩy tiêu dùng hàng nội địa ở Việt nam (29/03/2011)
Mô hình tự trang trải kinh phí đối với hệ thống an sinh xã hội: lý luận và ứng dụng ở Việt Nam. (29/03/2011)
Quan hệ phương pháp xác định doanh thu, chi phí trong tính thuế TNDN theo luật thuế TNDN với phương pháp xác định doanh thu, chi phí theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. (29/03/2011)
Tác động của FDI sau khủng hoảng tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam. (29/03/2011)
Tác động của FDI sau khủng hoảng tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam. (29/03/2011)
Giải pháp kinh tế - tài chính cải thiện môi trường kinh doanh đối với các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam. (29/03/2011)
Xem tiếp
 
 
         Tin tức & sự kiện mới
Viện Kinh tế - Tài chính tổ chức hội thảo “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2023 dự báo 2024
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 07 năm 2023
Viện Kinh tế - Tài chính tổ chức thành công Hội thảo: “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2023”
Viện Kinh tế - Tài chính tổ chức Hội nghị viên chức và tổng kết năm học 2022 - 2023
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 06 năm 2023
Viện Kinh tế - Tài chính phối hợp cùng Viện CFA Hoa Kỳ và Học viện Smart Train tổ chức toạ đàm “Triển vọng nghề nghiệp trong ngành phân tích đầu tư tài chính”
Lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Viện kinh tế - Tài chính và Trường đại học công nghiệp dệt may Hà Nội
Viện Kinh tế - Tài chính ký Biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện với Tập Đoàn Đinh Lê
Chuỗi chia sẻ về tài chính toàn diện: Khởi đầu của hợp tác đào tạo và nghiên cứu giữa Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính và Tổ chức OXFAM tại Việt Nam
“Tập huấn cập nhật kiến thức mới về quản lý, sử dụng tài sản công năm 2023”
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 03 năm 2023
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 02 năm 2023
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 01 năm 2023
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 12 năm 2022
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 11 năm 2022
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 10 năm 2022
Báo cáo phân tính dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 9 năm 2022
Báo cáo phân tính dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 8 năm 2022
Báo cáo phân tính dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 7 năm 2022
Báo cáo phân tính dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 6 năm 2022
        Email
        Hình ảnh hoạt động
Khóa học Quản trị Tài chính (từ 14-16/7/2011)
Viện kỷ niệm 86 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Bế giảng khóa học Quản trị Tài chính (14/5/2011)
Khóa Quản trị Công ty ngày 7-9/4/2011
Bế giảng khóa học Quản trị Công ty (9/4/2011)
Xem toàn bộ

Viện Kinh tế - Tài chính

Số 179 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội

ĐT: 024 3933 4139

Email: vienkttc@hvtc.edu.vn