MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Chương I: Tổng quan về khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu 2007-2008: diễn biến, nguyên nhân và hậu quả
I. Diễn biến cuộc khủng hoảng
II. Nguyên nhân khủng hoảng
1. Nợ dưới chuẩn là cội nguồn của khủng hoảng
2. Chứng khóan hóa các khoản nợ dưới chuẩn, một sáng kiến không được kiểm soát
3. Mất cân đối toàn cầu
4. Sự sai lầm của các chính sách
5. Giám sát tài chính lỏng lẻo, quản lý rủi ro kém, đánh giá tín nhiệm sai và cung cấp thông tin sai cho thị trường
6. Định hướng đầu tư sai
7. Sự tham lam và thiếu thận trọng của các ngân hàng
III. Hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu với nền kinh tế thế giới và với Việt Nam
Chương II: Tình hình thị trường tài chính, tín dụng ngân hàng của một số nước trên thế giới sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu
I. Cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng thế giới sau khủng hoảng
1. Sửa chữa những yếu kém hiện tại, nâng cao hiệu quả của điều hành và giám sát nội bộ
2. Nâng cao tiêu chuẩn hoạt động của hệ thống
3. Tăng cường sự minh bạch của các thị trường
4. Các định chế tài chính quốc tế
5. Triển vọng của cải cách
II. Thực trạng kinh tế Mỹ sau khủng hoảng và triển vọng
1. Các chương trình kích thích kinh tế của Mỹ
2. Hiệu quả của kế hoạch kích thích kinh tế
3. Vấn đề thâm hụt ngân sách và giảỉ pháp mua trái phiếu khổng lồ trị giá 600 tỷ USD của FED
4. Kết luận
III. Những điều chỉnh chính sách sau khủng hoảng của Liên minh châu Âu
1. Các biện pháp chống khủng hoảng của Liên minh châu Âu
2. Chiến lược phát triển kinh tế châu Âu tầm nhìn 2020
IV. Các giải pháp ứng cứu và sự phục hồi kinh tế của các nền kinh tế mới nổi châu á trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
1. Giải cứu kinh tế của các nền kinh tế mới nổi châu Á
2. Sự phục hồi kinh tế ở các nền kinh tế mới nổi châu Á
3. Những nguy cơ tiềm ẩn của các nền kinh tế mới nổi ở Châu Á
CHƯƠNG III: Những giải pháp kích cầu của Chính phủ Việt Nam thị trường tài chính, tín dụng ngân hàng Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu
I. Những giải pháp của Chính phủ Việt Nam nhằm ngăn cản sự suy giảm kinh tế .
1. Những giải pháp “kích cầu” của Chính phủ Việt Nam
2. Những giải pháp về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
3. Giải pháp chính sách hỗ trợ lãi suất
II. Đánh giá hiệu quả chính sách kích cầu của Việt Nam
1. Tác động của chính sách kích cầu đối với nền kinh tế
2. Về chính sách tiền tệ
3. Về chính sách tài khóa
III. Hướng sự phát triển thị trường tài chính Việt Nam vào mục tiêu tái cấu trúc nền kinh tế
1. Bối cảnh sau khủng hoảng và mục tiêu của tài chính
2. Chính sách tài chính – tiền tệ phục vụ mục tiêu tái cấu trúc và chuyển đổi mô hình tăng trưởng
IV. Đổi mới thể chế thị trường tiền tệ Việt Nam sau khủng hoảng tài chính – tiền tệ toàn cầu
1. Những bài học đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam sau tác động của khủng hoảng tài chính – tiền tệ toàn cầu
2. Định hướng và các giải pháp thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng
V. Những định hướng của chiến lược tài chính và chiến lược ngân hàng đến năm 2020
1. Chiến lược tài chính 2011-2020, hướng tới chất lượng tăng trưởng
2. Chiến lược phát triển ngành ngân hàng, định hướng đến năm 2020
VI. Kết luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI NÓI ĐẦU
Thế giới đang ở trong thời kỳ “hậu khủng hoảng”. Một cuộc chạy đua giữa các nền kinh tế để tìm cơ hội và vị thế mới đang diễn ra ở hầu hết khắp châu lục. Nhiều nỗ lực để tái cấu trúc các định chế tài chính – tiền tệ quốc tế đang được nhiều quốc gia tiến hành. Các nền kinh tế “mới nổi” đang ngày càng có vai trò quan trọng trong các định chế kinh tế, tài chính quốc tế, nhất là nhóm quốc gia tham gia vào G20. Nhiều nước đang nỗ lực tái cấu trúc thể chế tài chính –tiền tệ trong nước để thích nghi với thị trường tài chính thế giới trong giai đoạn mới. Nhìn chung, bước vào năm 2010 người ta kỳ vọng về bước khởi đầu cho thời kỳ hình thành “một trật tự mới” đối với thị trường tài chính – tiền tệ thế giới, kể cả sự chuyển vị các trung tâm tài chính quốc tế. Trong bối cảnh như vậy, cần nhìn lại thị trường tài chính – tiền tệ nước ta trong 2 năm qua – giai đoạn chống đỡ với những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu - để nhận diện những vấn đề đang đặt ra; đồng thời hướng sự phát triển của nó vào mục tiêu tái cấu trúc và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế.
Điểm qua tình hình kinh tế 2 năm 2008-2009 cho thấy, tuy còn nhiều vấn đề tồn tại, nhưng Chính phủ đã sử dụng có hiệu quả các công cụ của chính sách tài chính – tiền tệ, nhất là chính sách tiền tệ, phục vụ cho mục tiêu kinh tế – xã hội trong giai đoạn này. Tuy nhiên, trong thời kỳ “hậu suy giảm” vai trò của chính sách tài chính – tiền tệ cần phải được định vị và định hướng thế nào để thực hiện được chức năng phục vụ cho mục tiêu tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng nâng cao sức cạnh tranh là một vấn đề lớn đang đặt ra.
Từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu; từ kinh nghiệm sử dụng các công cụ chính sách tài chính – tiền tệ trong 2 năm qua. Nay đến thời điểm được xem là cần thiết để khởi đầu cho một quá trình tái cấu trúc và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của nước ta theo hướng cạnh tranh. Chính sách tài chính –tiền tệ phải được đặt trong một bài toán tổng thể và trong định hướng vận hành của thị trường tài chính – tiền tệ cần hướng tới tính chất thị trường của nó; đồng thời phải làm rõ nội dung và phương thức điều tiết phù hợp của Nhà nước.
Đề tài nghiên cứu khoa học “Thị trường tài chính, tín dụng ngân hàng sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu” nhằm nghiên cứu giải quyết những vấn đề đã được nêu ra ở trên. Đây là những vấn đề rất rộng lớn và phức tạp, chúng tôi đã rất cố gắng nhưng chắc rằng kết quả nghiên cứu còn có những hạn chế nhất định. Mong nhận được nhiều ý kiến góp ý của độc giả để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.