ham dự hội thảo có sự hiện diện của nhiều tổ chức, đơn vị và chuyên gia: Đại diện Lãnh đạo Học viện có PGS.TS Nguyễn Mạnh Thiều - Phó Giám đốc Học viện Tài chính; Đại diện Cục quản lý giá, Bộ Tài chính có TS. Phạm Văn Bình Phó cục trưởng; Bà Vũ Hương Trà – Phó trưởng phòng chính sách tổng hợp; Đại diện các trường, Viện nghiên cứu như Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thương mại, Viện Chiến lược & Chính sách Tài chính…; Các chuyên gia kinh tế: Ông Ngô Trí Long, ông Nguyễn Ngọc Tuyến nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế-Tài chính, ông Lê Quốc Phương nguyên PGĐ TTTT Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công thương…; Đại diện đơn vị tài trợ: Ths. Đinh Lê Hạnh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đinh Lê; Lãnh đạo Viện có PGS.TS Vũ Duy Nguyên - Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính; PGS.TS Nguyễn Thị Hà – Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính; TS Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính; cùng hơn 120 đại biểu đến dự trực tiếp và dự trực tuyến qua phần mềm Zoom meeting, các đại biểu là lãnh đạo các Ban, Khoa, Viện, Trung tâm thuộc Học viện Tài chính, đại diện các tổ chức quốc tế Oxfam Việt Nam, GIZ và đặc biệt hội thảo thu hút 25 cơ quan báo chí, truyền thông đến dự đưa tin về hội thảo.
Khai mạc hội thảo, PGS. TS. Nguyễn Mạnh Thiều, Phó Giám đốc Học viện Tài chính cho biết, tình hình kinh tế thế giới năm 2023 tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức: Lạm phát tuy đã hạ nhiệt nhưng vẫn neo ở mức cao, nhiều nền kinh tế lớn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất cao; thương mại, tiêu dùng và đầu tư toàn cầu tiếp tục suy giảm; hàng rào bảo hộ, phòng vệ thương mại xu hướng gia tăng... ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của khu vực và thế giới. Nhiều quốc gia, trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam tăng trưởng chậm lại, nợ công tăng cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro, tổng cầu thế giới suy giảm… đã tác động trực tiếp tới các quốc gia có độ mở kinh tế lớn, trong đó có Việt Nam.
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 được các tổ chức quốc tế điều chỉnh so với dự báo trước đó nhưng hầu hết các dự báo đều thấp hơn tốc độ tăng trưởng năm 2022. Báo cáo cập nhật tình hình thương mại toàn cầu tháng 12/2023 của Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đưa ra dự báo tổng thương mại toàn cầu năm 2023 giảm khoảng 5,0% so với năm 2022. Giá các loại hàng hóa như nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường thế giới có xu hướng giảm khá mạnh, đặc biệt là giá các mặt hàng năng lượng, phân bón... do bị ảnh hưởng nặng nề bởi xung đột ở Ukraine, lạm phát cao dai dẳng, chính sách tiền tệ thắt chặt hơn và bất ổn tài chính có nguy cơ xuất hiện.
Trước bối cảnh đó, Đảng, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam đã kịp thời ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết quan trọng và chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai thực hiện một cách quyết liệt... Những giải pháp kịp thời này đã góp phần quan trọng giúp cho kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2023 đạt được những kết quả tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được đảm bảo, lạm phát được kiểm soát... giúp Việt Nam tiếp tục là điểm sáng về kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
GDP năm 2023 tăng 5,05% so với năm 2022; CPI bình quân năm 2023 tăng 3,25% so với bình quân năm 2022, là mức tăng cao hơn của bình quân các năm 2015, 2016, 2019 - 2022 nhưng thấp hơn khá nhiều so với mức tăng CPI bình quân của các năm còn lại trong giai đoạn 2008 - 2023; Lạm phát cơ bản bình quân năm 2023 tăng 4,16% so với năm 2022...
PGS. TS. Nguyễn Mạnh Thiều, Phó Giám đốc Học viện Tài chính phát biểu khai mạc hội thảo
Dưới sự chủ trì của PGS,TS. Nguyễn Mạnh Thiều; TS. Nguyễn Văn Bình; PGS. TS Vũ Duy Nguyên, hội thảo tập trung thảo luận những vấn đề chính trong hai phiên: (i) Phiên thứ nhất tập trung phân tích, thảo luận về diễn biến thị trường, chỉ số giá tiêu dùng năm 2023 và dự báo năm 2024; (ii) Phiên thứ hai phân tích, thảo luận diễn biến thị trường bất động sản và thị trường thép.
Tại hội thảo, “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2023 dự báo 2024”. TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính cho rằng năm 2023 diễn biến lạm phát tại Việt Nam chia thành 2 giai đoạn. Trong nửa đầu năm, lạm phát so với cùng kỳ năm liền trước có xu hướng giảm do tổng cầu nửa đầu năm 2023 yếu; giá hàng hóa cơ bản trên thế giới, đặc biệt là giá dầu cũng có xu hướng giảm mạnh; ảnh hưởng của việc tốc độ tăng trưởng cung tiền thấp trong năm 2022 và nửa đầu năm 2023, lãi suất cho vay thực vẫn neo ở mức cao (6,9% vào tháng 6-2023).
Trong nửa sau của năm 2023, bên cạnh việc các nền tảng kinh tế vĩ mô dần cải thiện, lạm phát có xu hướng gia tăng chủ yếu do một loạt các cú sốc từ phía cung, gồm: Nhà nước điều chỉnh tăng học phí, khiến chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 8,06% trong tháng 9-2023 và giá dịch vụ y tế khiến chỉ số giá nhóm này tăng 2,9% trong tháng 11-2023 và 2,15% trong tháng 12-2023; giá gạo và giá xăng dầu có xu hướng tăng trở lại theo giá thế giới.
Điểm đáng chú ý là CPI đã tăng đột biến trong các tháng 8, 9-2023 (tăng 0,88% và 1,08%). Theo đó, lạm phát so với cùng kỳ năm trước đó đã tăng từ mức 2% vào tháng 6-2023 lên mức 3,58% vào tháng 12-2023. Tuy nhiên, do lạm phát giảm trong nửa đầu năm, nên lạm phát trung bình năm 2023 cũng chỉ ở mức 3,25%, thấp hơn so với mục tiêu Quốc hội đặt ra là 4,5%.
Dự báo về lạm phát năm 2024, TS. Nguyễn Đức Độ cho rằng, áp lực lạm phát được dự báo sẽ không lớn bởi kinh tế thế giới, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại, đồng thời nguy cơ kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái chưa được loại trừ.
TS. Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính
Cũng tại hội thảo, dự báo về CPI năm 2024. PGS.TS Vũ Duy Nguyên, Viện trưởng Viện Kinh tế -Tài chính, dự báo CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023 sẽ tăng ở mức 3,2%-3,5%. Lý do chính bởi: Lạm phát tại các nước là đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Mỹ, EU đang có xu hướng giảm về mức 2% và cầu tiêu dùng dần phục hồi; Giá dầu và một số hàng hóa lương thực không có nhiều rủi ro tăng mạnh; Chính sách tài khóa lỏng kết hợp chính sách tiền tệ lỏng nhằm hỗ trợ tăng trưởng vẫn duy trì nhưng không mạnh như cuối năm 2023; Thị trường bất động sản chưa có nhiều dấu hiệu phục hồi; Biện pháp kiểm soát lạm phát của chính phủ được tăng cường.
PGS.TS Vũ Duy Nguyên – Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính phát biểu tại hội thảo
Theo PGS,TS. Nguyễn Bá Minh, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính, dự báo CPI bình quân 2024 so với năm 2023 sẽ tăng ở mức từ 3,2%-3,5%. Áp lực lạm phát trong năm 2024 có thể đến từ việc Nhà nước điều chỉnh lương cơ bản, tăng giá dịch vụ y tế, giáo dục, giá điện theo lộ trình…
PGS,TS. Nguyễn Bá Minh, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính phát biểu tại hội thảo
PGS, TS. Ngô Trí Long, Chuyên gia Kinh tế, cho rằng CPI bình quân 2024 so với năm 2023 sẽ tăng ở mức 3,5% - 3,6%. Lý do chính là bởi năm 2024, tình hình kinh tế thế giới và trong nước sẽ còn tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn thách thức, nhưng áp lực lạm phát năm 2024 không quá lớn, vẫn nằm trong tầm kiểm soát song vẫn tiềm ẩn rủi ro tăng mạnh.
PGS.TS Ngô Trí Long phát biểu tại hội thảo
Hội thảo cũng đã nghe các chuyên gia trình bày và trao đổi về các vấn đề như: diễn biến thị trường giá cả Việt Nam năm 2023 và dự báo năm 2024; thị trường bán lẻ Việt Nam trong năm 2023; diễn biến thị trường bất động sản công nghiệp ở Việt Nam thời điểm hiện nay; Mối quan hệ giữa diễn biến thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua
Hội thảo đã nhận được 40 bài tham luận được biên tập và chọn đăng trong kỷ yếu Hội thảo (có chỉ số ISBN) và rất nhiều ý kiến thảo luận trực tiếp tại Hội thảo.
Phát biểu bế mạc Hội thảo, PGS,TS. Nguyễn Mạnh Thiều, Phó Giám đốc Học viện đánh giá rất cao các bài tham luận và các ý kiến đóng góp tại Hội thảo là những căn cứ khoa học và thực tiễn vững chắc để dự báo và đề xuất giải pháp góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2024 và nhưng năm tới.
PGS.TS. Vũ Duy Nguyên, Viện trưởng Viện Kinh tế-Tài chính cảm ơn và mong muốn tiếp tục nhận được sự lãnh đạo, tài trợ kinh phí của Học viện, sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức và sự cộng tác và phối hợp của của các chuyên gia kinh tế, các cơ quan thông tấn, báo chí đã tạo ra sự thành công của Hội thảo, đã hỗ trợ Viện Kinh tế - Tài chính công bố báo cáo giá trị cao về ‘Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2023 và dự báo 2024’ gửi Học viện Tài chính, Bộ Tài chính và các cơ quan của Chính phủ và Quốc hội tham khảo trong điều hành nền kinh tế.
Các báo cáo và các ý kiến đóng góp tại Hội thảo được tổng hợp và lưu trữ tại Phòng Tổng hợp, Viện Kinh tế - Tài chính, số 179, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
Hội thảo kết thúc vào hồi 12h00 cùng ngày.
Một số hình ảnh của buổi hội thảo:
TS. Nguyễn Ngọc Tuyến trình bày tham luận
PGS. TS Đinh Trọng Thịnh trình bày tham luận
Ths. Đinh Lê Hạnh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đinh Lê trình bày tham luận
TS. Nguyễn Minh Phong trình bay tham luận
PGS.TS Nguyễn Thị Hà – Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính và PGS. TS Ngô Trí Long trao đổi một số nội dung tại hội thảo
Đại biểu tham dự hội thảo
Một số trang đưa tin về hội thảo:
https://vneconomy.vn/kim-cuong-lam-phat-thanh-cong-nhung-chua-the-lac-quan.htm
https://thitruongtaichinhtiente.vn/kich-ban-va-du-bao-dien-bien-lam-phat-nam-2024-55386.html
https://baomoi.com/nam-2024-du-bao-cpi-o-muc-3-2-3-5-c48011826.epi
https://dnvn.com.vn/thi-truong-gia-ca-o-viet-nam-nam-2023-va-du-bao-nam-2024-a449353.html
https://daidoanket.vn/kip-thoi-canh-bao-nguy-co-de-kiem-soat-lam-phat-10270664.html
https://nld.com.vn/tiep-tuc-on-dinh-gia-ca-lam-phat-196240104213320628.htm
https://baomoi.com/3-kich-ban-cho-thi-truong-bat-dong-san-nam-2024-c47997935.epi
https://daibieunhandan.vn/video-kinh-te-xa-hoi/kinh-te-viet-nam-nam-2024-co-nhieu-dau-hieu-tich-cuc-i356289/
https://baophapluat.vn/3-kich-ban-lam-phat-trong-nam-2023-post500999.html
https://kinhte.congthuong.vn/lam-phat-nam-2024-khong-con-nong-nhu-2023-295965.html
https://stockbiz.vn/tin-tuc/du-bao-cpi-nam-2024-tang-tu-32---35/22551587
https://kinhtetrunguong.vn/kinh-te/kinh-tet-vi-mo/ap-luc-lam-phat-nam-2024-khong-lon.html
https://dangcongsan.vn/kinh-te/lam-phat-nam-2024-co-the-o-muc-3-5-4-657186.html
https://baotintuc.vn/kinh-te/du-bao-cpi-nam-2024-o-muc-tu-32-35-20240104114124357.htm
https://vietnambiz.vn/cpi-nam-2024-du-bao-tang-32-35-202414174515416.htm
https://dttc.sggp.org.vn/chuyen-gia-du-bao-bao-lam-phat-nam-2024-tu-25-35-post111017.html
https://thuenhanuoc.vn/tapchi/chuyen-muc/tai-chinh-tien-te/b28299db-bf46-4f63-898f-90437c5b1179
https://haiquanonline.com.vn/giam-ap-luc-cho-kiem-soat-lam-phat-va-thi-truong-gia-ca-nam-2024-182091.html
https://kinhtedothi.vn/nam-2024-tho-phao-voi-ap-luc-lam-phat.html
https://daibieunhandan.vn/kinh-te-phat-trien/kinh-te-viet-nam-nam-2024-co-nhieu-dau-hieu-tich-cuc-i356225/
https://vnexpress.net/ap-luc-lam-phat-nam-nay-khong-lon-4696986.html
https://plo.vn/chuyen-gia-dua-ra-3-kich-ban-lam-phat-trong-nam-2024-post770185.html