MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: BẢN CHẤT, DIỄN BIẾN VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH - KINH TÊ TOÀN CẦU 2008-2009
1.1 NHẬN DIỆN BẢN CHÂT VÀ NGUYấN NHÂN CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH - KINH TẾ TOÀN CẦU
1.1.1 Lịch sử cỏc cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ
1.1.2. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu 2008
1.2 DIỄN BIẾN CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU 2008-2009
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG ĐẾN KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ CHÍNH SÁCH ỨNG PHÓ VỚI KHỦNG HOẢNG CỦA MỘT SỐ NỀN KINH TẾ LỚN
2.1. ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG ĐẾN KINH TẾ MỸ VÀ CHÍNH SÁCH ỨNG PHÓ CÙA MỸ
2.1.1. Tác động của khủng hoảng đến kinh tế Mỹ
2.1.2. Chính sách đối phó của Mỹ
2.2 ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG ĐẾN KINH TẾ CHÂU ÂU VÀ CHÍNH SÁCH ỨNG PHÓ CÙA CHÂU ÂU
2.2.1 Tác động của khủng hoảng đến kinh tế khu vực Châu Âu
2.2.2 Chính sách đối phó khủng hoảng của Châu Âu
2.3 ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG ĐẾN KINH TẾ CHÂU Á VÀ CHÍNH SÁCH ỨNG PHÓ CÙA CHÂU Á
2.3.1 Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến các nước Châu Á
2.3.2 Chính sách đối phó của các nước Châu Á
2.4 DỰ KIẾN DIỄN BIẾN KHỦNG HOẢNG TRONG THỜI GIAN TỚI
CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC ỨNG PHÓ KHỦNG HOẢNG CHO VIỆT NAM
3.1 TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TOÀN CẦU ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN VỪA QUA
3.2 ỨNG PHÓ KHỦNG HOẢNG CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN VỪA QUA VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ CHO THỜI GIAN TỚI
3.2.1 Cỏc giải pháp chống suy giảm kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô của Việt nam trong giai đoạn vừa qua
3.2.2 Một số kiến nghị đề xuất cho thời gian tới:
KẾT LUẬN
MỞ ĐẦU
Hội nhập và mở cửa nền kinh tế mang đến nhiều lợi ích cho nền kinh tế thế giới song đồng thời cũng khiến cho nền kinh tế cũng dễ bị tổn thương và gặp nhiều thách thức trong việc duy trì sự ổn định về kinh tế và tài chính. Mở cửa và hội nhập làm gia tăng sự tác động qua lại từ các chính sách của nước này tới các nước khác cũng khiến nền kinh tế Việt nam trở nên nhạy cảm hơn trước những biến động của nền kinh tế lớn trên thế giới.
Bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn của Mỹ những tháng cuối năm 2007 đến nay ỗa lan toả thành cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng này diễn ra trên mọi lĩnh vực của mọi nền kinh tế như tăng trưởng, đầu tư, thị trường chứng khoán... Chính vì vậy. việc nghiên cứu bản chất, nguyên nhân cũng như tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và chiến lược đối phó khủng hoảng có một ý nghĩa thực tiễn nhất định.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Nghiên cứu làm rõ các khái niệm, lý luận chung về khủng hoảng kinh tế toàn cầu, bản chất của khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 - 2009.
Phân tích nguyên nhân và những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đến sự phát triển kinh tế toàn cầu.
Trên cơ sở các nguyên nhân đó phân tích đề ra các chiến lược ứng phó cho Việt nam nhằm hạn chế những tác động xấu do cuộc khủng hoảng kinh tế đem lại.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài cấp Viện, đề tài sẽ tập trung vào phân tích nguyên nhân, diễn biến của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009 dựa trên việc phân tích số liệu và diễn biến cụ thể của cuộc khủng hoảng tại Việt nam, Mỹ và một số nước khác.
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích nghiên cứu cụ thể như sau:
Phương pháp phân tích, tổng hợp các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước.
Phương pháp phân tích và tổng hợp kết hợp với tư duy logic và trừu tượng hóa.
Kỹ thuật phân tích chính sách.
Thống kê và dự báo chính sách kinh tế - tài chính.
Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương như sau:
Chương I: bản chất, diễn biến và nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 - 2009
Chương II: Phân tích ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đến kinh tế thế giới và chính sách ứng phó với khủng hoảng của một số nền kinh tế lớn
Chương III: Một số đề xuất chiến lược ứng phó khủng hoảng cho Việt Nam