MỤC LỤC
Nội dung Trang
Mục lục 2
Danh mục các chữ viết tắt 3
Mở đầu 4
Phần I : Một số khái niệm về chính sách kinh tế- tài chínhnh và tổng quan ngành công nghiệp chế biến nụng sản của Việt Nam 6
I.1 Khái niệm về chính sách kinh tế- tài chính 6
I.2 Tổng quan ngành công nghiệp chế biến nông sản của Việt Nam 8
Phần II Nghiên cứu các chính sách kinh tế-tài chính đối với sự phát triển công nghiệp chế biến nụng sản ở Việt Nam và những bài học từ kinh nghiệm quốc tế 22
II.1 Nghiên cứu các chính sách kinh tế-tài chính đối với sự phát triển công nghiệp chế biến nụng sản ở Việt Nam 22
II. 2 Kinh nghiệm quốc tế và những bài học rút ra cho Việt Nam 31
Phần III Một số giải pháp chính sách kinh tế -tài chính phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản ở Việt Nam 37
III.1 Định hướng phát triển ngành công nghiệp CBNSTP đến 2015 37
III.2 Một số giải pháp 40
Kết luận 50
Phụ lục 53
Tài liệu tham khảo 60
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN: Các nước Đông Nam Á
CBNS: Chế biến nông sản
CBNLTS: Chế biến nông lâm thủy sản
CP: Cổ phần
CT TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn
DATC: Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp
DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
ĐBSCL; Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng
EU: Châu Âu
HTX: Hợp ứac xã
NHTM: Ngân hàng thương mại
NSCB: Nụng sản chế biến
SXCN: sản xuất công nghiệp
TP: Thành phố
XK: xuất khẩu
WTO: Tổ chức thương mại thế giới
Lời mở đầu
Ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm là ngành đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế của đất nước, tác động mạnh vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Công nghiệp chế biến tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho ngành nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị của sản phẩm nông nghiệp và tạo ra nhiều công ăn
việc làm.
Trong quá trình chuyển dịch kinh tế từ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ngành sản xuất nông nghiệp núi chung, ngành chế biến nông sản nói riêng đó cùng những tiến bộ vượt bậc. số lượng và chất lượng hàng nông sản chế biến ngày càng tăng, khụng những đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước mà cũng xuất khẩu ra các nước trên thế giới. Nông nghiệp Việt Nam đang chiếm ưu thế với những mặt hàng chủ lực như xuất khẩu gạo, hồ tiêu, cà phê Robussta đứng thứ 2 thế giới, các sản phẩm khác như gỗ, hạt điều, chố,... cũng xuất khẩu với sản lượng đáng kể.
Trong những năm qua với chủ trương đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, Đảng và Nhà nước đó đưa ra một số chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển cụng nghiệp chế biến nông sản gúp phần nâng cao sức cạnh tranh cho ngành nông nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, phát triển công nghiệp chế biến nông sản của Việt Nam trong những năm qua vẫn bộc lộ những tồn tại và yếu kém, chưa phát huy được đầy đủ lợi thế so sánh trong phát triển, công nghiệp chế biến nông sản ở một số vùng có mức tăng trưởng nhanh nhưng thiếu bền vững, chưa theo kịp những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường xuất khẩu nước ngoài và trong nước. Nguyên nhân của những tồn tại và yếu kém một mặt do những bất cập trong hoạch định chính sách và tổ chức quản lý phát triển ngành, mặt khác do những yếu kém trong xác định chiến lược phát triển công nghiệp chế biến từ góc độ lợi thế so sánh, xác định những lợi thế và những bất lợi để từ đó có định hướng và giải pháp cụ thể.
Chính vì vậy đề tài “Chính sasch kinh tế - tài chính phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở Việt Nam đến năm 2015” đó đặt ra mục tiêu nghiên cứu là đánh giá thực trạng ngành công nghiệp chế biến nông sản của Việt Nam trong những năm gần đây để tìm ra đâu là những điểm mạnh, lợi thế, đâu là những yếu điểm cần khắc phục, nghiên cứu một số chính sách kinh tế tài chính đó ban hành tác động như thế nào đối với sự phát triển của ngành để cú căn cứ đề xuất các giải pháp về chính sách phát triển công nghiệp chế biến của Việt Nam trong những năm sắp tới.
Nội dung nghiên cứu gồm 3 phần chính:
Phần 1: Một số khái niệm và tổng quan ngành công nghiệp chế biến nông sản của Việt Nam
Phần 2: Nghiên cứu chính sách kinh tế-tài chính đối với sự phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở Việt Nam và những bài học từ kinh nghiệm quốc tế
Phần 3: Một số giải pháp chính sách kinh tế -tài chính phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản ở Việt Nam.