Chương trình đào tạo
Các khóa học ngắn hạn
Các khóa học dài hạn
Lịch tuyển sinh
Đăng ký trực tuyến
        Tin nóng
 
         Tìm kiếm thông tin
         Hỗ trợ trực tuyến
Phòng Tổng hợp
Phòng nghiên cứu Kinh tế - Tài chính
         Liên kết website
         Đối tác khách hàng
         Thông kê truy cập
Online: 6
Visited: 1196269
 
  Tin giá cả thị trường

 

 

Nhiều biện pháp kìm giữ: Giá vẫn tăng
- Các cơ quan chức năng đang ráo riết triển khai nhiều biện pháp kiểm soát thị trường, tuy nhiên giá nhiều mặt hàng thiết yếu vẫn tiếp tục tăng. Điều này khiến không ít người tiêu dùng lo lắng cho một cái Tết đắt đỏ.

Những mặt hàng không giữ giá

Theo các đại lý tại thị trường Hà Nội, ngày 22/12 hai nhãn hiệu dầu ăn Neptune và Simply đã điều chỉnh tăng giá từ 1.200 - 1.300 đồng/lít, đưa giá bán lẻ trên thị trường lên mức 39.000 - 40.000 đồng/lít. Một can dầu ăn 5kg Simply đã tăng lên 193.000 đồng. Trước đó, nhãn hiệu này chỉ có mức giá là 187.000 đồng/can 5kg. Giá dầu ăn Neptune cũng có mức tăng tương tự, tuy nhiên, giá dầu ăn Neptune bao giờ cũng thấp hơn Simply 1.000 đồng/lít.
 
Bà Nguyễn Thị Hiền, chủ đại lý phân phối dầu ăn Neptune phố Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội giải thích: “Việc tăng giá dầu ăn chúng tôi cũng được nhân viên của hãng giải thích là do nguyên liệu nhập khẩu và giá dầu nhập khẩu tăng mạnh. 90% nguyên liệu để sản xuất dầu ăn trong nước, các doanh nghiệp phải nhập khẩu”.
 
Tại TPHCM, giá dầu ăn cũng được điều chỉnh tăng giá, tuy nhiên mức giá bán tại thành phố này luôn thấp hơn tại Hà Nội từ 1.000- 1.500 đồng/lít. Bên cạnh đó, một số hãng sữa đã gửi thông báo tăng giá từ đầu tháng 1/2011 với mức tăng từ 3- 10%. Nguyên nhân tăng giá, cũng được các đơn vị phân phối giải thích rằng do biến động tỷ giá, nguyên liệu sữa bột đã tăng 15%.
 
Theo đó, các hãng sữa có mức điều chỉnh tăng giá vào tháng 1/2011 như sau: Hãng Friso sẽ tăng 8% (tương đương với mức từ 20.000 - 30.000 đồng/hộp loại 900g); Sữa bột Hanco tăng từ 3- 10%; Sữa bột Dollac Pro 900g từ 179.000 đồng lên 184.000 đồng/hộp, Dollac nguyên kem từ 121.800 đồng lên 184.370 đồng/hộp, Dollac canxi từ 159.000 đồng lên 167.480 đồng/hộp...
 
Trên thị trường tự do ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM, các loại bánh kẹo đang có mức tăng giá cao nhất, đứng đầu là các loại mứt với mức tăng từ 30 - 100%. Các loại bánh kẹo có mức tăng từ 10- 20%. Tiếp đến là thực phẩm tươi sống như: Thịt thăn bò tăng từ 135.000 đồng/kg lên 150.000 đồng/kg; Thịt thăn lợn tăng từ 75.000 đồng/kg lên 80.000 đồng/kg; Tôm chân trắng 120.000 đồng/kg lên 140.000 đồng/kg; tôm sú từ 160.000 đồng/kg lên 180.000 đồng/kg.
 
Ông Nguyễn Lộc An, Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, hiện nguồn cung thịt lợn, gia cầm không thiếu nhưng trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên rất khó nói trước. Hơn nữa, từ giờ đến Tết Nguyên đán vẫn còn hơn 1 tháng nữa.

Nhiều biện pháp kìm giữ: Giá vẫn tăng, Giá cả thị trường, Thị trường - Tiêu dùng, thi truong, gia ca, Tet Tan mao, tang gia, tin thi truong 24h, binh on gia

Người tiêu dùng thường xem kỹ giá trước khi mở ví

Kiểm tra chặt giá vẫn tăng
 
Theo thông tin từ Sở Công Thương TPHCM và Sở Công Thương Hà Nội, hàng hóa cuối năm không thiếu, hàng bình ổn vượt mức đăng ký, chiếm từ 30 - 40% thị trường. Sở Công Thương Hà Nội sẽ thực hiện việc kiểm soát giá thông qua việc đăng ký giá bán các mặt hàng thiết yếu, định kỳ 2 lần/tuần đối với rau quả và thực phẩm tươi sống. Bộ Tài chính cũng đã đưa ra 5 giải pháp trực tiếp về quản lý, điều hành giá: Trong dịp Tết Tân Mão và quý I/2011 sẽ giữ ổn định giá các mặt hàng: Điện, than bán cho các hộ tiêu dùng lớn. Nhà nước sẽ sử dụng các công cụ phí, thuế, quỹ bình ổn giá để bình ổn giá xăng dầu và một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu...
 
Tuy nhiên, trên thực tế giá nhiều mặt hàng lại không thuận theo chiều hướng này. Bà Nguyễn Thị Huế, phố Vũ Thạnh, quận Đống Đa, Hà Nội cho biết: “Cơ quan chức năng cứ nói là kiểm soát giá chặt nhưng hiệu quả vẫn thấp. Vì nhiều loại hàng hóa đã tăng chóng mặt như dầu ăn, sữa. Cứ đà này, tôi e rằng sẽ có một cái Tết rất đắt đỏ làm nhẹ ví người tiêu dùng”.
 
Ông Nguyễn Văn Đồng, Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cũng nhân định, cung - cầu hàng hóa đến nay vẫn được đảm bảo, sản xuất của hầu hết các ngành hàng đạt mức tăng trưởng vượt dự báo nhưng do khó khăn về vốn, lãi suất đẩy chi phí thành phẩm tăng. Mọi biện pháp kiểm soát giá đang được lực lượng quản lý thị trường siết chặt nhưng giá vẫn sẽ tập trung tăng ở những mặt hàng tiêu thụ mạnh như lương thực, thịt gia súc - gia cầm, nông sản, thực phẩm chế biến, dầu ăn...
 
Hàng hóa có nguồn cung không thiếu, cơ quan chức năng kiểm soát chặt thị trường nhưng giá vẫn tăng. Tại sao nghịch lý này vẫn tồn tại? Câu trả lời thuộc thẩm quyền của các cơ quan chức năng chịu trách nhiệm quản lý và chi phối thị trường. Trấn an dân và bình ổn giá là công việc đã được các cơ quan trả lời đang ráo riết triển khai, nhưng hiện trạng vẫn còn đó.

Trở lại
CÁC BÀI VIẾT KHÁC
Quà Việt “chiếm lĩnh” thị trường Noel (25/12/2010)
Vì sao chủ đầu tư BĐS "bỏ chạy" khỏi Hà Nội? (25/12/2010)
Hàng hóa tăng giá theo thời tiết (25/12/2010)
Siêu thị điện máy đua khuyến mãi thời giá cả leo thang (09/03/2011)
Giá vàng giảm nhẹ, ở dưới ngưỡng 37 triệu đồng (27/03/2011)
Giá vàng lao dốc gần 300.000 đồng một lượng (29/03/2011)
Xăng bất ngờ tăng giá lên 21.300 đồng (30/03/2011)
Giá gas lại tiếp tục tăng (01/04/2011)
Vàng gần chạm mốc 38 triệu đồng (06/06/2011)
Giá vàng trong nước lại ngược dòng thế giới (08/06/2011)
Thực phẩm tiếp tục tăng giá (17/06/2011)
Tỷ giá USD ngân hàng giảm, vàng lặng sóng (28/06/2011)
Xi măng tăng thêm 150.000 đồng/tấn (13/07/2011)
Vàng tăng chóng mặt lên sát 38,6 triệu đ/lượng (13/07/2011)
Giá gas bất ngờ tăng mạnh trở lại (01/08/2011)
Xem tiếp
 
 
         Tin tức & sự kiện mới
Viện Kinh tế - Tài chính tổ chức hội thảo “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2023 dự báo 2024
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 07 năm 2023
Viện Kinh tế - Tài chính tổ chức thành công Hội thảo: “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2023”
Viện Kinh tế - Tài chính tổ chức Hội nghị viên chức và tổng kết năm học 2022 - 2023
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 06 năm 2023
Thông báo chào hàng cạnh tranh
Đào tạo, tập huất nghiệp vụ, quy định mới về phân loại và xuất xứ hàng hóa trong khai báo hải quan cho công ty LD TNHH Nippon Express Việt Nam tại Hà Nội
Khóa học: Đào tạo kỹ năng chuyên sâu về đấu thầu và quản lý tài chính dành cho chủ tài khoản và kế toán
Tập huấn, cập nhật kiến thức các quy định, văn bản chỉ đạo của Trung Ương, của Tỉnh về công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
Viện Kinh tế Tài Chính thông báo chiêu sinh trên địa bàn huyện Tiền Hải, Thái Bình
Tập huấn, cập nhật kiến thức các quy định, văn bản chỉ đạo của Trung Ương, của Tỉnh về nghiệp vụ đấu thầu trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
Hội thảo: “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2024”
Thư mời hội thảo khoa học
Viện Kinh tế - Tài chính tổ chức Hội nghị viên chức và tổng kết năm học 2023 - 2024
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH HỌP MẶT VÀ LÀM VIỆC VỚI ĐẠI HỌC CANADA WEST
Thư mời viết bài tham luận Hội thảo khoa học
Viện Kinh tế - Tài chính phối hợp cùng Viện CFA Hoa Kỳ và Học viện Smart Train tổ chức toạ đàm “Triển vọng nghề nghiệp trong ngành phân tích đầu tư tài chính”
Lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Viện kinh tế - Tài chính và Trường đại học công nghiệp dệt may Hà Nội
Viện Kinh tế - Tài chính ký Biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện với Tập Đoàn Đinh Lê
Chuỗi chia sẻ về tài chính toàn diện: Khởi đầu của hợp tác đào tạo và nghiên cứu giữa Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính và Tổ chức OXFAM tại Việt Nam
        Email
        Hình ảnh hoạt động
Khóa học Quản trị Tài chính (từ 14-16/7/2011)
Viện kỷ niệm 86 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Bế giảng khóa học Quản trị Tài chính (14/5/2011)
Khóa Quản trị Công ty ngày 7-9/4/2011
Bế giảng khóa học Quản trị Công ty (9/4/2011)
Xem toàn bộ

Viện Kinh tế - Tài chính

Số 179 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội

ĐT: 024 3933 4139

Email: vienkttc@hvtc.edu.vn