Chương trình đào tạo
Các khóa học ngắn hạn
Các khóa học dài hạn
Lịch tuyển sinh
Đăng ký trực tuyến
        Tin nóng
 
         Tìm kiếm thông tin
         Hỗ trợ trực tuyến
Phòng Tổng hợp
Phòng nghiên cứu Kinh tế - Tài chính
         Liên kết website
         Đối tác khách hàng
         Thông kê truy cập
Online: 5
Visited: 1196075
 
  Năm 2009

 

 

Hệ thống phân phối trên thị trường nội địa Việt Nam: Thực trạng và định hướng phát triển
Chủ nhiệm: Trần Đức Phó



Mục lục


Phần mở đầu  
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về kênh phân phối
và kinh nghiệm các nước 
I. Khái niệm về Phân phối và vai trò, chức năng
của Kênh phân phối 
1. Các khái niệm về phân phối  
1.1 Khái niệm phân phối   
1.2 Khái niệm kênh phân phối 
1.3 Khái niệm mạng lưới phân phối 
2. Vai trò của trung gian phân phối 
3. Các chức năng của kênh phân phối
4. Số lượng các cấp của kênh phân phối   
5. Tổ chức và hoạt động của kênh phân phối   
5.1. Tổ chức kênh phân phối   
5.2. Hoạt động cuả kênh phân phối 
5.3. Hoạch định kênh phân phối  
II.  Tổ chức mạng lưới phân phối cho doanh nghiệp
1. Nghiên cứu nhu cầu thị trường
1.1. Đo lường nhu cầu thị trường  
1.2. Dự báo nhu cầu tương lai   
2. Các kiểu mạng lưới phân phối   
2.1. Mạng lưới phân phối trực tiếp   
2.2. Mạng lưới phân phối gián tiếp    
3. Các loại trung gian trong mạng lưới phân phối:
3.1 Nhà bán sỉ
3.2 Nhà bán lẻ  
4. Cơ cấu tổ chức mạng lưới phân phối  
4.1. Cơ cấu tổ chức quản lý mạng lưới phân phối theo khu vực 
4.2. Cơ cấu tổ chức quản lý mạng lưới theo sản phẩm 
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến mạng lưới phân phối  
5.1. Nhân tố thị trường  
5.2. Các nhân tố của doanh nghiệp ảnh hưởng đến mạng lưới phân phối  
5.3. Các nhân tố thuộc về sản phẩm   
6. Xây dựng mạng lưới phân phối cho doanh nghiệp
III. Quản trị mạng lưới phân phối   
1. Tuyển chọn các thành viên trong kênh  
2. Kích thích các thành viên trong kênh   
3. Đánh giá các thành viên trong kênh   
4. Những quyết định phân phối sản phẩm vật chất   
4.1. Bản chất 
4.2. Mục tiêu của việc phân phối sản phẩm vật chất  
4.3. Xử lý đơn hàng 
4.4. Lưu kho   
4.5. Hàng tồn kho  
4.6. Vận chuyển   
IV. kinh nghiệm thế giới   
1. Khái quát tiến trình phát triển thương mại thế giới  
1.1. Loại hình kinh doanh siêu thị ra đời
1.2. Thương mại điện tử bán lẻ phát triển   
2. Tìm hiểu hệ thống phân phối, bán lẻ Hoa Kỳ   
2.1. Thị trường bán lẻ ở Hoa Kỳ   
2.2. Thị trường bán buôn ở Hoa Kỳ 
3. Tìm hiểu mô hình tổ chức vμ ph−ơng thức quản lý hệ thống phân phối 
ở Thái Lan   
3.1. Các mô hình bán buôn 
3.2. Các mô hình bán lẻ   
3.3. Ph−ơng thức tổ chức quản lý kinh doanh  
4. Tìm hiểu hệ thống phân phối hàng hoá ở Nhật Bản  
5. Tìm hiểu mô hình tổ chức và phương thức quản lý hệ thống phân phối
của Trung Quốc  
5.1. Khái quát chung về hệ thống phân phối của Trung Quốc  
5.2. Mô hình tổ chức và phương thức quản lý kinh doanh  
6. Một số kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam  
CHƯơnG 2: Thực trạng hệ thống phân phối ở Việt Nam
I. Thực trạng  
1. Khái quát chung
2. Đặc điểm hệ thống phân phối hiện nay tại Việt Nam
2.1. Hệ thống phân phối vật tư chiến lược
2.2. Hệ thống phân phối lương thực   
2.3. Hệ thống phân phối tổng hợp hàng hóa tiêu dùng   
3. Thực trạng hệ thống phân phối Việt Nam thời gian qua   
II. Đánh giá chung vμ những vấn đề đặt ra đối với
việc phát triển hệ thống phân phối ở nước ta hiện nay   
1. Những thành tựu đạt được   
2. Những tồn tại, hạn chế  
3. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển hệ thống phân phối   
3.1. Nguyên nhân  
3.2. Những vấn đề đặt ra   
Chương 3: Giải pháp và định hướng phát triển hệ thống
phân phối Việt Nam trong điều kiện hội nhập hiện nay   
I. Bối cảnh vμ điều kiện mới đối với việc phát triển hệ thống
phân phối Việt Nam thời gian tới   
1. Những xu hướng mới của môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế 
1.1. Môi trường quốc tế   
1.2. Môi trường kinh doanh trong nước  
2. Những cơ hội và thách thức mới đối với việc phát triển hệ thống phân phối
ở nước ta  
2.1. Cơ hội
2.2. Thách thức   
3. Quan điểm vμ định hướng phát triển hệ thống phân phối của Việt Nam
thời gian tới  
3.1. Các quan điểm phát triển hệ thống phân phối   
3.2. Mục tiêu phát triển hệ thống phân phối ở Việt Nam thời gian tới  
3.3. Định hướng phát triển hệ thống phân phối  
3.4. Giải pháp chủ yếu phát triển hệ thống phân phối ở Việt nam thời gian tới   
Kết luận   
Danh mục tài liệu tham khảo  

Phần mở đầu
 
Việt Nam là một thị trường khá lớn với gần 90 triệu dân nằm trong khu vực được xem là có hoạt động kinh tế năng động nhất thế giới. Việt Nam có mức tăng trưởng GDP cao và ổn định, theo đó nhu cầu tiêu dùng cũng ngày một tăng lên.
Năm 2007, tăng trưởng GDP là 8,40% và tiêu dùng thông qua thương mại hơn 45 tỷ USD. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2008 đạt 447,3 nghìn tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước. Qua đó cho thấy, tiềm năng phát triển hệ thống phân phối ở nước ta là rất lớn. Hệ thống phân phối đóng vai trò quan trọng trong việc nối kết giữa người sản xuất và tiêu dùng. Đồng thời, hệ thống phân phối cũng tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người sản xuất và lợi ích của người tiêu dùng. Tuy nhiên hiện nay, doanh thu bán lẻ từ hệ thống phân phối hiện đại chiếm chưa đến 10% thị trường bán lẻ trong nước, vì phần lớn hệ thống phân phối còn rất non trẻ. Việt Nam mới chỉ có một số đơn vị có phương thức kinh doanh và phân phối tương đối chuyên nghiệp như: Tổng công ty Thương mại Sài Gòn Satra với 40 doanh nghiệp (DN) trực thuộc, Tổng công ty thương mại Hà Nội, chuỗi siêu thị Citimax, Fivimart, hệ thống Maxi Mart, CoopMart... Như vậy, có thể thấy rằng hệ thống phân phối ở nước ta bước đầu cũng đã đáp ứng nhu cầu của nhà sản xuất và người tiêu dùng. Các kênh phân phối hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị ngày càng phát triển và thu hút một bộ phận lớn người tiêu dùng. Tuy nhiên, đối với loại hình chợ, cửa hàng bán lẻ thì ngày càng không đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Mặt khác, theo cam kết của WTO, vào 1/1/2009 Việt Nam cho phép lập doanh nghiệp phân phối 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Do đó, nguy cơ trong những năm sắp tới là sẽ có một làn sóng các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đến Việt Nam, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM để thiết lập các mạng lưới phân phối hiện đại. Trên thực tế, năm 2008, Việt Nam được đánh giá là thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Vì vậy, Việt Nam trở thành tầm ngắm của rất nhiều đại gia bán lẻ toàn cầu. Hiện nay đã có một số tập đoàn bán lẻ nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam như Metro Cash & Carry (Đức), Bourbon (Pháp), Parkson thuộc tập đoàn Lion (Malaixia), Zen Plaza (Nhật Bản) và Diamond Plaza (Hàn Quốc)... Hệ thống siêu thị và các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm phát triển khá mạnh. Metro Cash & Carry đang hoạt động với 6 siêu thị tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ với hình thức bán buôn và bán lẻ khoảng 10.000~15.000 mặt hàng các loại. Hệ thống siêu thị Bic C đang hoạt động với 5 siêu thị tại thành phố HCM, Hà Nội, và Đồng Nai. Trung tâm mua sắm sang trọng Diamond Plaza, Parkson Plaza, Zen Plaza... đang hoạt động tại Hà Nội và TP.HCM.
Một vài con số trên cho thấy, các doanh nghiệp phân phối trong nước còn yếu, chưa chuyên nghiệp, chưa khẳng định được thương hiệu của mình trong lĩnh vực phân phối. Thêm vào đó, diện tích kinh doanh của các doanh nghiệp phân phối lại nhỏ hẹp, cơ sở vật chất không hiện đại bằng các doanh nghiệp nước ngoài. Chính vì vậy, ngành thương mại dịch vụ phân phối trong nước có nguy cơ sẽ bị nuốt chửng bởi một làn sóng các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Trước áp lực này, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước có những động thái gì để cạnh tranh? Từ thực tiễn này, việc nghiên cứu tìm ra xu hướng phát triển hệ thống phân phối ở VN để có những kiến nghị nhằm giúp các đơn vị kinh doanh bán lẻ hiện đại trong nước phát triển là việc làm cần thiết và đòi hỏi khách quan.
Mục đích nghiên cứu:
- Làm rõ một số vấn đề về kênh phân phối, nghiên cứu những nội dung cơ bản của hệ thống phân phối, kinh nghiệm phát triển hệ thống phân phối của một số nước trên thế giới.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống phân phối trên thị trường nội địa Việt Nam thời gian qua.
- Đề xuất giải pháp và định hướng phát triển hệ thống phân phối Việt Nam trong điều kiện hội nhập.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
* Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là vấn đề lý luận và thực tế về phát triển hệ thống phân phối trên thị trường nội địa Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Tập trung nghiên cứu một số loại hình tổ chức phân phối văn minh, hiện đại tiêu biểu ở Việt Nam.
- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển hệ thống phân phối, đặc biệt là hệ thống phân phối thị trường bán lẻ Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
- Giải pháp đề xuất: Xem xét các giải pháp vĩ mô và vi mô nhằm phát triển hệ thống phân phối ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập.
- Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ đã được xác định, trong quá trình nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và các phương pháp nghiên cứu khác bao gồm: phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp.
Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của đề tài được chia thành 3 chương:
+ Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về kênh phân phối và kinh nghiệm các nước.
+ Chương 2: Thực trạng hệ thống phân phối ở Việt Nam.
+ Chương 3: Giải pháp và định hướng phát triển hệ thống phân phối Việt Nam trong điều kiện hội nhập hiện nay.
Trở lại
CÁC BÀI VIẾT KHÁC
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và thị trường chứng khoán (29/03/2011)
Thị trường tín dụng ngân hàng, lãi suất và khủng hoảng kinh tế toàn cầu (29/03/2011)
Chính sách kích cầu đầu tư và kích cầu tiêu dùng: Bản chất, kinh nghiệm và tác động tới thị trường giá cả (29/03/2011)
Đại khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009: Tiếp cận so sánh (29/03/2011)
Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới thị trường hàng hoá dịch vụ nhập khẩu của Việt Nam (tổng quan, xăng dầu, sắt thép, phân bón,…) (29/03/2011)
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và thị trường bất động sản (29/03/2011)
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và thị trường trái phiếu Chính phủ (29/03/2011)
Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới thị trường hàng hoá dịch vụ xuất khẩu của Việt Nam (tổng quan, dầu thô, than đá) (29/03/2011)
Mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến thị trường giá cả ở Việt Nam (29/03/2011)
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và thị trường lao động, việc làm, thất nghiệp (29/03/2011)
Tỷ giá hối đoái và khủng hoảng kinh tế toàn cầu (29/03/2011)
Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới thị trường hàng hoá dịch vụ xuất khẩu của Việt Nam (tổng quan, dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ) (29/03/2011)
Bản chất khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009 và Chiến lược ứng phó (29/03/2011)
 
 
         Tin tức & sự kiện mới
Viện Kinh tế - Tài chính tổ chức hội thảo “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2023 dự báo 2024
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 07 năm 2023
Viện Kinh tế - Tài chính tổ chức thành công Hội thảo: “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2023”
Viện Kinh tế - Tài chính tổ chức Hội nghị viên chức và tổng kết năm học 2022 - 2023
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 06 năm 2023
Thông báo chào hàng cạnh tranh
Đào tạo, tập huất nghiệp vụ, quy định mới về phân loại và xuất xứ hàng hóa trong khai báo hải quan cho công ty LD TNHH Nippon Express Việt Nam tại Hà Nội
Khóa học: Đào tạo kỹ năng chuyên sâu về đấu thầu và quản lý tài chính dành cho chủ tài khoản và kế toán
Tập huấn, cập nhật kiến thức các quy định, văn bản chỉ đạo của Trung Ương, của Tỉnh về công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
Viện Kinh tế Tài Chính thông báo chiêu sinh trên địa bàn huyện Tiền Hải, Thái Bình
Tập huấn, cập nhật kiến thức các quy định, văn bản chỉ đạo của Trung Ương, của Tỉnh về nghiệp vụ đấu thầu trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
Hội thảo: “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2024”
Thư mời hội thảo khoa học
Viện Kinh tế - Tài chính tổ chức Hội nghị viên chức và tổng kết năm học 2023 - 2024
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH HỌP MẶT VÀ LÀM VIỆC VỚI ĐẠI HỌC CANADA WEST
Thư mời viết bài tham luận Hội thảo khoa học
Viện Kinh tế - Tài chính phối hợp cùng Viện CFA Hoa Kỳ và Học viện Smart Train tổ chức toạ đàm “Triển vọng nghề nghiệp trong ngành phân tích đầu tư tài chính”
Lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Viện kinh tế - Tài chính và Trường đại học công nghiệp dệt may Hà Nội
Viện Kinh tế - Tài chính ký Biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện với Tập Đoàn Đinh Lê
Chuỗi chia sẻ về tài chính toàn diện: Khởi đầu của hợp tác đào tạo và nghiên cứu giữa Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính và Tổ chức OXFAM tại Việt Nam
        Email
        Hình ảnh hoạt động
Khóa học Quản trị Tài chính (từ 14-16/7/2011)
Viện kỷ niệm 86 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Bế giảng khóa học Quản trị Tài chính (14/5/2011)
Khóa Quản trị Công ty ngày 7-9/4/2011
Bế giảng khóa học Quản trị Công ty (9/4/2011)
Xem toàn bộ

Viện Kinh tế - Tài chính

Số 179 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội

ĐT: 024 3933 4139

Email: vienkttc@hvtc.edu.vn