MỤC LỤC
Nội dung
|
Trang
|
Đặt vấn đề
|
2
|
Chương 1: Diễn biến kinh tế trong và ngoài nước trong giai đoan khủng hoảng kinh tế 2008-2009
|
4
|
1.1 Diễn biến và nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009
|
4
|
1.1.1 Những diễn biến chính của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu 2008-2009
|
5
|
1.1.2 Nguyên nhân của khủng hoảng
|
9
|
1.2 Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới đến kinh tế Việt Nam và những chính sách hỗ trợ của Chính phủ
|
12
|
Chương 2: Thực trạng thị trường trái phiếu Chính phủ
|
17
|
2.1 Điểm qua thực trạng thị trường trái phiếu Chính phủ giai đoạn tiền khủng hoảng (2001-2007)
|
19
|
2.1.1 Thực trạng hoạt động của thị trường sơ cấp TPCP
|
20
|
2.1.2 Thực trạng hoạt động của thị trường thứ cấp TPCP
|
23
|
2.2 Thị trường trái phiếu Chính phủ giai đoạn khủng hoảng 2008-2009
|
25
|
2.2.1 Thực trạng hoạt động của thị trường sơ cấp TPCP
|
26
|
2.2.2 Thực trạng hoạt động của thị trường thứ cấp TPCP
|
40
|
Chương 3: Định hướng phát triển thị trường
|
47
|
3.1 Quan điểm phát triển thị trường TPCP
|
47
|
3.2 Định hướng phát triển thị trường TPCP
|
48
|
3.2 Những khuyến nghị góp phần phát triển thị trường TPCP
|
49
|
Kết luận
|
58
|
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ nửa cuối năm 2007 đến gần hết năm 2008, Việt Nam phải đối mặt với tình trạng nền kinh tế phát triển nóng do luồng vốn nước ngoài ồ ạt đổ vào. Dưới sức ép của lượng vốn nước ngoài đã khiến đồng nội tệ tăng giá, giảm ảnh huởng không tốt khả năng cạnh trạnh trong xuất khẩu. Chống lại sức áp đồng nghĩa với việc phải bơm một lượng vốn khả dụng rất lớn cho nền kinh tế. Do vậy Chính phủ đồng thời phải tiến hành những biện pháp trung hoà luồng vốn này nhưng đã không thể ngăn cản sự bùng nổ tín dụng ngân hàng, lạm phát gia tăng mạnh, nhập siêu ngày càng cao, đồng thời cũng xuất hiện những bong bóng bất động sản. Đối phó với tình trạng này Chính phủ đã tiến hành những biện pháp kiên quyết từ tháng 3/2008 và đã thành công trong việc bình ổn nền kinh tế và giảm nhập siêu xuống mức kiểm soát được.
Những tháng cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ nền kinh tế Mỹ đã có tác động đến phạm vi toàn thế giới, và nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng là điều không thể tránh khỏi. Khối lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nằm trong xu hướng giảm sút chung, sự sụt giảm sản xuất bắt đầu rõ nét. Chính phủ đã phản ứng nhanh chóng với cú sốc kinh tế này, chuyển từ chính sách bình ổn kinh tế sang hỗ trợ các hoạt động kinh tế từ tháng 11/2008. Các biện pháp kích cầu, đặc biệt là biện pháp hỗ trợ lãi xuất 4% cho sản xuất kinh doanh, đã giúp đỡ cho các hoạt động kinh tế và giúp đưa nền kinh tế hồi phục trở lại. Sang đến năm 2009 tình hình kinh tế bắt đầu có những dấu hiệu khả quan hơn do các thị trường xuất khẩu của Việt Nam bắt đầu hồi phục và do bản thân sức cầu của nền kinh tế nội địa.
Theo nhiều ý kiến nhận định của các nhà phân tích thì nền kinh tế thế giới đã qua được đáy của cuộc khủng hoảng và đang trên đà hồi phục, tuy nhiên những năm trước mắt vẫn nhiều khó khăn. Cụ thể đối với Việt Nam, sự suy thoái ở các nước phát triển sẽ dẫn đến sự sụt giảm về khối lượng hàng hoá xuất khẩu, luồng vốn FDI có thể sẽ giảm mạnh, đầu tư gián tiếp sẽ trở nên hạn chế và ngay cả luồng kiều hối cũng có thể bị ảnh hưởng, bởi những người vẫn gửi tiền về nhà có thể bị mất việc làm hoặc thu nhập bị giảm bớt.
Như vậy, trong thời gian tới huy động vốn cho phát triển sẽ là việc vô cùng khó khăn. Trong khi đó để thực thành công mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững, nâng thu nhập quốc dân năm 2010 tăng gấp đôi năm 2000, đòi hỏi Chính phủ Việt Nam phải ổn định được nền kinh tế và huy động một lượng vốn lớn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Chính phủ Việt Nam hiện đang nỗ lực thực hiện việc thu hút vốn qua nhiều kênh huy động khác nhau, trong đó kênh huy động vốn qua thị trường trái phiếu đóng một vai trò quan trọng.
Trái phiếu Chính phủ (TPCP) giúp các nhà đầu tư có thêm một công cụ tài chính có độ rủi ro thấp để đa dạng hoá danh mục đầu tư của mình, đồng thời TPCP được coi là công cụ cơ bản để định giá chuẩn tin cậy cho các công cụ chứng khoán khác. Qua một giai đoạn kinh tế đầy biến động với cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới “trăm năm mới có một lần” 2008-209, đây cũng là lúc chúng ta chúng ta cần nhìn lại và đánh giá lại hoạt động của thị trường TPCP, đánh giá những mặt được và chưa đươc, đồng thời đưa ra những kiến nghị để hướng tới một thị trường TPCP hiệu quả và năng động.
Đề tài nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu những ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới lên hoạt động của thị trường TPCP, đồng thời nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị cho việc phát triển thị trường TPCP.