Chương trình đào tạo
Các khóa học ngắn hạn
Các khóa học dài hạn
Lịch tuyển sinh
Đăng ký trực tuyến
        Tin nóng
 
         Tìm kiếm thông tin
         Hỗ trợ trực tuyến
Phòng Tổng hợp
Phòng nghiên cứu Kinh tế - Tài chính
         Liên kết website
         Đối tác khách hàng
         Thông kê truy cập
Online: 2
Visited: 1131091
 
  

 

 

Báo cáo phân tích dự báo tháng 8 năm 2020

1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)tháng 7/2020 tăng 0,4% so với tháng Sáu, tuy nhiên lại giảm 0,19% so với tháng 12 năm trước - mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020.

1.1. Diễn biến

Theo số liệu vừa được công bố từ Tổng cục Thống kê, CPI tháng 7/2020 tăng 0,4% so với hồi tháng Sáu. Nguyên nhân chủ yếu là do:

Thứ nhất, giá xăng dầu trong nước biến động tăng theo giá xăng dầu thế giới, cụ thể do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm 27/6/2020 làm chỉ số giá xăng, dầu tăng 9,02% (tác động làm CPI chung tăng 0,37%),làm cho nhóm giao thông tăng cao nhất với 3,91%.

Thứ hai, giá điện, nước sinh hoạt tăng lần lượt là 2% và 0,25% khi nhu cầu sử dụng điện, nước tăng mạnh vào thời điểm thời tiết nắng nóng và do giá gas tăng 1,13%, giá dầu hỏa tăng 8,2%, làm cho nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,47%.

Thứ ba, nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,3% do đây là tháng học sinh, sinh viên bước vào kỳ nghỉ hè nên nhu cầu vui chơi giải trí tăng cao.

Bên cạnh đó, các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm: hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,18% (trong đó: lương thực giảm 0,2% do giá gạo giảm 0,33%; thực phẩm giảm 0,3%); nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,02%.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2020, CPI bình quân tăng 4,07% so với bình quân cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2020 vẫn giảm 0,19% so với tháng 12/2019 - mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020, và tăng 3,39% so với cùng kỳ năm trước.

 

CPI tháng 7/2020 so với

CPI bình quân 7 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019

Tháng 6
năm 2020

Tháng 12
năm 2019

Tháng 7 năm 2019

Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng

0,4%

-0,19%

+3,39%

4,07%

Nguyên nhân chính khiến CPI trung bình 7 tháng đầu năm 2020 vẫn tăng cao so với cùng kỳ năm 2019 là do:

Thứ nhất, giá lợn hơi cả nước biến động giảm trong tháng 7/2020, nhưng vẫn ởmức cao, trong ngưỡng 84.000 - 93.000VND/kg(tùy từng địa phương)do nguồn cung vẫn đang thiếu hụt cùng với dịch tả lợn châu Phiđã bùng phát trở lại. Kết quả là, giá các mặt hàng thực phẩm vẫn tăng14,39%, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng trung bình 11,27% so với cùng kỳ năm trước.

Thứ hai, các cơ sở giáo dục vẫn đang thực hiện lộ trình tăng học phí làm cho giá dịch vụ giáo dục bình quân 7 tháng đầu năm 2020 tăng 4,63% so với cùng kỳ năm ngoái.

Về lạm phát cơ bản (theo thước đo CPI loại trừ lương thực, thực phẩm, năng lượng và mặt hàng do nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục), 7 tháng đầu năm 2020 tăng 2,27% so với cùng kỳ năm 2019. Bình quân 7 tháng đầu năm 2020, CPI có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản, điều này phản ánh biến động giá chủ yếu là do các yếu tố phi tiền tệ như giá lương thực, thực phẩm và dịch vụ y tế, giáo dục tăng.

1.2. Dự báo

Dự báo CPI năm 2020 so với cùng kỳ năm ngoái tăng trung bình 3,5%-4%.

Tốc độ tăng CPI trung bình trong 7 tháng đầu năm 2020 chỉ ở mức 4,07%, không cao hơn nhiều so với mức mục tiêu đặt ra là 4%. Hơn nữa, lạm phát tháng Bảyhiện cũng chỉ ở mức 3,39% so với cùng kỳ năm trước và 0,4% so với tháng Sáu. Do đó, mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4% trong năm 2020 sẽ đạt được nếu CPI trong các tháng còn lại của năm tăng trung bình dưới 0,65%/tháng so với tháng trước. Điều này hoàn toàn khả thi, bởi áp lực lạm phát trong 5 tháng cuối năm sẽ không quá lớn.

Thứ nhất, do kinh tế thế giới chưa thể phục hồi hoàn toàn trong nửa cuối năm 2020, nên giá dầu sẽ khó tăng mạnh. Giá dầu thô bình quân tháng 7/2020 hiện đang ở mức 42,07USD/thùng.

Thứ hai, giá thịt lợn vẫn đang ở mức cao, cho dù có thể không giảm mạnh như mong đợi, nhưng cũng sẽ khó tăng mạnh hơn nữa trong thời gian tới.

Bởi vậy, với mức lạm phát cơ bản hiện khoảng 2,31% so với cùng kỳ năm trước và do chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2020 chỉ tăng 0,4% so với tháng Sáu nên dự báo CPI trung bình năm 2020 sẽ xoay quanh mức 3,5% - 4%so với cùng kỳ năm 2019, nhiều khả năng hoàn thành mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% của Quốc Hội.

2. Dự báog bình quân của dầu thô và xăng dầu thành phẩm thế giới tháng 8/2020 sẽ tăng từ 1-3% so với tháng 7/2020.

2.1. Thị trường thế giới:

Ngày 15/7/2020 Tổ chức OPEC+ đã nhất trí từ tháng 8/2020nới lỏng các mức cắt giảm sản lượng (cắt giảm từ 9,7 triệu thùng/ngày xuống còn 7,7 triệu thùng/ngày) cho đến tháng 12/2020 do nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ dần hồi phục sau đại dịch Covid-19.Tuy nhiên, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia cho biết mức cắt giảm thực tế sẽ còn sâu hơn vì các quốc gia vốn đã sản xuất quá mức trong các tháng 5-6/2020 sẽ cắt giảm thêm vào tháng 8-9/2020 để giảm sản lượng đã tăng lên. Do đó, tổng mức cắt giảm sản lượng của OPEC+ sẽ có thể lên tới khoảng 8,1-8,3 triệu thùng/ngày. 

OPEC dự báo, nguồn cung dầu ngoài OPEC vào năm 2020 sẽ giảm 3,26 triệu thùng/ngày và chỉ tăng 0,92 triệu thùng/ngày vào năm 2021;Sản lượng dầu của Mỹ dự báo sẽ chỉ tăng 0,24 triệu thùng/ngày trong năm 2021 sau khi giảm 1,37 triệu thùng/ngày vào năm 2020 (trong khi năm 2019tăng 1,7 triệu thùng/ngày).

Theo EIA dữ trữ dầu thô thương mại của Mỹ kết thúc tuần 29/7/2020 giảm10,6 triệu thùng/ngày so với tuần trước đó (về mức 526,0 triệu thùng); trong khi đó, các nhà phân tích dự báo tồn trữ dầu thô Mỹ tăng 0,357 triệu thùng…

Như vậy, tháng 7/2020 nhu cầu dầu mỏ toàn cầu đã tăng rất rõ so với tháng 6/2020 và trước xu thế này, OPEC+ sẽ nới lỏng các mức cắt giảm sản lượng từ tháng 8/2020 khiến cho cung dầu tăng lên.Diễn biến này làm cho:

 - Giá dầu thô bình quân của 3 thị trường Brent, Dubai và West Texas  Intermediatetháng 7/2020 ở mức 42,07USD/thùng (tăng6,61% so với tháng 6/2020);

- Giá xăng RON 95 bình quân tại thị trường Singapore tháng 7/2020 ở mức 46,25USD/thùng (tăng3,01% so với tháng 6/2020).

2.2. Thị trường Việt Nam:

Tháng 7/2020, do giá xăng dầu thế giới biến động không nhiều nên Liên Bộ Công Thương – Tài Chính đã điều chỉnh giá xăng dầu trong nước 2 lần vào ngày 13/7 và 28/7/2020 theo hướng giữ gần như ổn định giá bán lẻ. Cụ thể, giá bán lẻ một số mặt hàng xăng dầu được điều chỉnh như trong bảng 1.

Bảng 1: Giá xăng dầu bán lẻ tại vùng 1 tháng 7/2020

 

Xăng RON 95-III (đồng/lít)

Xăng E5 RON 92-II (đồng/lít)

Dầu hỏa (đồng/lít)

Dầu Diesel 0,05S-II (đồng/lít)

Dầu Mazut 3,5S (đồng/kg)

Mức giá ngày 27/6/2020

14.970

14.250

10.030

12.110

10.900

Mức giá ngày 13/7/2020

14.970

14.250

10.030

12.110

10.900

Mức giá ngày 28/7/2020

14.970

14.400

10.270

12.390

11.180

Mức giá ngày 13/7 so với 27/6/2020

Số tuyệt đối

0

0

0

0

0

%

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

Mức giá ngày 28/7 so với 13/7/2020

Số tuyệt đối

0

150

240

280

280

%

0,00

1,05

2,39

2,31

2,57

Mức giá ngày 28/7 so với 27/6/2020

Số tuyệt đối

0

150

240

280

280

%

0,00

1,05

2,39

2,31

2,57

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Petrolimex

Như vậy, giá xăng dầu vùng 1 được điều chỉnh vào ngày 28/07/2020 như sau: giá xăng RON 95-III là 14.970VND/lít (không đổi so với cuối tháng 6/2020); giá xăng E5 RON 92-II là 14.400VND/lít (tăng 150VND/lít, tương đương 1,05%); dầu hỏa là 10.270VND/lít (tăng240VND/lít, tương đương 2,39%); dầu Diesel 0,05S-II là 12.390VND/lít (tăng280VND/lít, tương đương 2,31%); dầu Mazut 3,5S là 11.180VND/kg (tăng280VND/kg, tương đương 2,57%)…

Cùng với việc điều chỉnh giá xăng dầu, Liên Bộ Tài chính - Công Thương đã thực hiện mức trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu trong tháng 7/2020 như được nêu cụ thể ở bảng 2 và 3.

Bảng 2: Mức trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu tháng 7/2020

 

Xăng các loại (trừ xăng sinh học, đồng/lít)

Xăng E5 (đồng/lít)

Dầu hỏa (đồng/lít)

Diesel (đồng/lít)

Mazut các loại (đồng/kg)

Mức trích ngày 27/6/2020

200

50

300

600

300

Mức trích ngày 13/7/2020

200

100

300

500

300

Mức trích ngày 28/7/2020

200

100

300

500

300

Mức trích ngày 13/7 so với 27/6/2020

Số tuyệt đối

0

50

0

-100

0

%

0,00

100,00

0,00

-16,67

0,00

Mức trích ngày 28/7 so với 13/7/2020

Số tuyệt đối

0

0

0

0

0

%

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

Mức trích ngày 28/7 so với 27/6/2020

Số tuyệt đối

0

50

0

-100

0

%

0,00

100,00

0,00

-16,67

0,00

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Liên Bộ Tài chính - Công Thương

Bảng 3: Mức chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu tháng 7/2020

 

Xăng các loại (trừ xăng sinh học, đồng/lít)

Xăng E5 (đồng/lít)

Dầu hỏa (đồng/lít)

Diesel (đồng/lít)

Mazut các loại (đồng/kg)

Mức chi ngày 27/6/2020

550

900

0

0

0

Mức chi ngày 13/7/2020

526

961

88

167

254

Mức chi ngày 28/7/2020

479

900

100

0

100

Mức chi ngày 13/7 so với 27/6/2020

Số tuyệt đối

-24

61

88

167

254

%

-4,36

6,78

 

 

 

Mức chi ngày 28/7 so với 13/7/2020

Số tuyệt đối

-47

-61

12

-167

-154

%

-8,94

-6,35

13,64

-100,00

-60,63

Mức chi ngày 28/7 so với 27/6/2020

Số tuyệt đối

-71

0

100

0

100

%

-12,91

0,00

 

 

 

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Liên Bộ Tài chính - Công Thương

Như vậy so với cuối tháng 6/2020, trong tháng 7/2020 liên bộ giảmnhẹ mức trích lập Quỹ bình ổn giá đối với xăng, dầu các loại (trừ Xăng E5 lại tăng trích lập); giảm chi sử dụng quỹ đối với xăng, tăng chi sử dụng quỹ đối với dầu các loại. Việc điều hành này đã giúp giá bán lẻ xăng dầu không bị tăng quá mạnh theo giá thị trường thế giới.

Tuy nhiên, ước tính số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu đến hết ngày 31/7/2020 đã đạt khoảng 9.410 tỷ đồng (giảm1,18% so với số dư quỹ tính đến hết ngày 30/6/2020), đứng ở mức cao trong lịch sử hình thành và sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu ở Việt Nam. Việc đểQuỹ bình ổn giá xăng dầu ở mức cao này trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang chịu nhiều tác động xấu từ đại dịch Covid-19 và Chính phủ đang phải triển khai nhiều hình thức hỗ trợ đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhằm khắc phục các tác động xấu đó... là chưa hợp lý. Do đó, thời gian tới nên chủ động điều hành giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam theo hướng hạn chế tăng quá mạnh giá bán lẻ xăng dầu, không nên trích quá nhiều cho Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Dự báo: Giá xăng dầu tháng 8/2020 sẽ còn biến động mạnh và mức giá bình quân tháng 8/2020 có thể sẽ tăng từ 1-3% so với tháng 7/2020.Lý do chính là bởinhiều quốc gia sẽ nới dần lệnh phong tỏa, giãn cách xã hội và hoạt động sản xuất sẽ được khôi phục khiến nhu cầu dầu thô tăng trở lại;cùng với đó, các nước khai thác dầu sẽ nới lỏng mức cắt giảm sản lượng từ tháng 8/2020 khiến cho cung dầu tăng lên…

3. Dự báo giá lợn hơi tháng 8/2020 sẽ giảm xuống mức 85.000 – 90.000 VND/kg.

Trong tháng 7/2020, giá lợn hơi cả nước biến động giảm, nhưng vẫn ở mức cao, trong ngưỡng 84.000 - 93.000VND/kg.

Bảng 4: Giá lợn hơi ở Việt Nam tháng 7/2020 (VND/kg)

Khu vực

T7/2020

So với T6/2020

So với T7/2019

Miền Bắc

89.000 – 93.000

-2.000

+ 52.000

Miền Nam

84.000 - 91.000

- 3.500

+ 55.700

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu vinanet.vn và nhachannuoi.vn

+ Tại miền Bắc: giá lợn hơi trung bình khoảng 89.000 – 93.000VND/kg, giảm2.000VND/kg so với tháng 6/2020.

+ Tại miền Nam:giá lợn hơi trung bình khoảng 84.000 – 91.000VND/kg, giảm 3.500 đ/kg so với tháng 6/2020.

Nguyên nhân: sau khi phương án nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan được thực hiện, giá lợn hơi đã giảm nhẹ so với tháng trước. Tuy nhiên, giá lợn hơi vẫn ở mức rất cao, do nguồn cung đang thiếu hụt cùng với dịch tả lợn châu Phi đã bùng phát trở lại. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 tái bùng phát ở nước ta cuối tháng 7/2020 cũng góp phần khiến cho giá lợn hơi khó có thể giảm sâu trong thời gian này.

Dự báo: Giá lợn hơi tháng 8/2020 có thể sẽ tiếp tục giảm xuống mức 85.000 – 90.000VND/kg.

4. Dự báo tháng 8/2020 so với tháng 7/2020, glúa gạo xuất khẩu sẽ tăng từ 3-5%, còn giá lúa gạo ởthị trường trong nước cũng biến động theo xu hướng này.

4.1. Giá xuất khẩu:

Trong tháng 7/2020, giá gạo của một số nước xuất khẩu lớn vẫn có diễn biến trái chiều. Cụ thể, giá gạo của 1 số nước được phản ánh như trong bảng 5 và đồ thị 5.

Bảng 5: Giá bình quân xuất khẩu gạo 5% tấm của Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam          tháng 7/2020

 

Gạo 5% tấm Thái Lan (USD/tấn)

Gạo 5% tấm

Ấn Độ (USD/tấn)

Gạo 5% tấm Việt Nam (USD/tấn)

Giá bình quân tháng 7/2019

402

377

350

Giá bình quân tháng 6/2020

513

372

451

Giá bình quân tháng 7/2020

460,3

379,5

444

Mức giá T7/2020 so với T6/2020

Số tuyệt đối

         - 52,7

+ 7,5

-7

%

- 10,27

+ 2,02

-1,55

Mức giá T7/2020 so với T7/2019

Số tuyệt đối

+58,3

+ 2,5

+96

%

+14,5

+ 0,66

+26,86

Nguồn: Tính toán từ số liệu của FAO và Reuters

Nguyên nhân:

+ Tại Thái Lan, giá gạo xuất khẩu tháng 7/2020 giảm so với tháng 6/2020 do đổng baht Thái giảm xuống mức thấp nhất gần 1 tháng so với USD. Mặc dù vậy, giá gạo của nước này vẫn đắt hơn nhiều so với của các đối thủ như Việt Nam và Ấn Độ. Do đó, gạo Thái vẫn không hấp dẫn được khách hàng quốc tế.

+ Tại Ấn Độ, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ tháng 7/2020 tăng nhẹ do khách hàng Châu Phi đang tăng cường mua gạo để đảm bảo nguồn cung giữa bối cảnh dịch bệnh Covid-19 gia tăng ở lục địa này. Góp phần đẩy giá gạo Ấn Độ tăng một phần cũng bởi đồng Rupee của nước này đã tăng lên sát mức cao nhất trong vòng 3 tháng so với USD.

+ Tại Việt Nam,giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm so với tháng trước do hoạt động giao dịch gạo diễn ra chậm chạp vì nhu cầu từ các khách hàng truyền thống đang thấp.

4.2. Giá lúa gạo tại Việt Nam:

Trên thị trường nội địa tháng 7/2020, nhìn chung giá các loại lúa, gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có diễn biến tăng, giảm trái chiều so với tháng 6/2020. Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, tại An Giang, lúa IR50404 ở mức 5.640 - 5.840VND/kg, (giảm 160 – 360VND/kg); gạo thường ở mức 10.700 – 11.500VND/kg (giảm 200VND/kg). Trong khi đó, lúa OM 5451 ở mức 6.200 – 6.300VND/kg, (tăng 120 - 180VND/kg); gạo thơm đặc sản jasmine ở mức 14.600 – 15.500VND/kg (tăng 100VND/kg). Riêng gạo hạt dài ở mức 18.000 – 19.000VND/kg, không thay đổi so với tháng 6/2020.

Bảng 6: Giá một số loại lúa gạo tại An Giang tháng 7/2020 (VND/kg)

Loại lúa gạo

Giá T7/2020

So với T6/2020

So với T7/2019

Lúa IR 50404 (lúa khô)

5.640 - 5.840

- 260

+1.440

Lúa OM 5451 (lúa khô)

6.200 – 6.300

+150

+1.250

Gạo IR50404

10.700 – 11.500

- 200

+ 600

Gạo chất lượng cao

18.000 – 19.000

-

+ 5.500

Gạo thơm jasmine

14.600 – 15.500 

+100

+1.050

Nguồn: Tổng hợp số liệu của Bộ NN&PTNN và thitruongnongsan.gov.vn

Dự báo: Tháng 8/2020 trên thị trường gạo châu Á, diễn biến giá gạo có thể tăng từ 3-5% so tháng 7/2020 do ảnh hưởng từ thời tiết không thuận lợi và dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Tại thị trường trong nước, giá lúa, gạo có thể tăng từ 4-7% so tháng 7/2020 do ảnh hưởng từ dịch Covid -19 bùng phát trở lại và nước ta cũng vào mùa bão lũ, kết thúc vụ thu hoạch lúa...

5. Dự báo tháng 8/2020 so tháng7/2020,giá cà phê thế giới có thể giảm 1-3%, giá cà phê nội địa Việt Nam sẽ ổn định.

5.1. Thị trường thế giới

Tháng 7/2020, giá cà phê Robusta và Arabica có diễn biến tăng, cụ thể:

- Tại sàn giao dịch London, giá cà phê Robusta bình quân tháng 7/2020 ở mức 1.277 USD/tấn(tăng 7,76% so tháng 6/2020);

- Tại sàn giao dịch ICE New York, giá cà phê Arabica bình quân tháng 7/2020 ở mức 2.397 USD/tấn (tăng 10,91% so tháng 6/2020).

 

5.2. Thị trường Việt Nam

Tháng 7/2020 tại thị trường Việt Nam, giá cà phê có xu hướng tăng nhẹ. Giá cà phê Robusta ở khoảng 31.600 –32.100VND/kg (tăng 700VND/kg so với tháng 6/2020); giá xuất khẩu cà phê bình quân tháng 7/2020 ước đạt mức 1,775 USD/kg (tăng 5,03% so với tháng 6/2020 và tăng 10,52% so với tháng 7/2019).

Nguyên nhân: Giá cà phê toàn cầu tăng do nhu cầu mua vào tăng. Nhu cầu Robusta tăng mạnh do loại cà phê này được sử dụng rộng rãi để sản xuất cà phê hòa tan. Còn Arabia được hưởng lợi từ sự tăng giá đồng real của Brazil và lo ngại việc phong tỏa cùng với giá thấp có thể gây thiệt hại cho sản lượng cà phê của Trung Mỹ. Ngoài ra, còn do thời tiết ở Brazil có đợt nhiệt độ giảm, một số khu vực có sương giá… khiến cho các quỹ hàng hóa tích cực mua mặt hàng này.

Nguồn cung cà phê tại Việt Nam hạn chế là nguyên nhân khiến giá cà phê thị trường nội địa tăng kể từ đầu tháng 5/2020. Tình trạng thiếu nước nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến sản lượng cà phê tại khu vực Tây Nguyên...

Dự báo: Trong tháng 8/2020, giá cà phê trên thị trường thế giới có thể giảm từ 1-3% so với tháng 7/2020 do nguồn cung cà phê chất lượng tốt dồi dào tiếp tục gây áp lực lên giá. 

Tại Việt Nam, giá cà phê có thể ổn định do diễn biến giá chung trên thị trường cà phê thế giới và ảnh hưởng từ dịch Covid-19 tái bùng phát ở nước ta.

6. Dự báo giá cao su tháng 8/2020 có thể tiếp tục tăng từ1-3% so với tháng 7/2020.

6.1. Thị trường thế giới

Tháng 7/2020,giá cao su TSR20 bình quân trên sàn giao dịch SGX/SICOM (Singapore) tăng lên mức 1.484USD/tấn (tăng 10,42% so tháng 6/2020); giá cao su RSS3 bình quân trên sàn giao dịch SICOM tăng lên 1.194USD/tấn (tăng1,27% so tháng 6/2020).

6.2. Thị trường Việt Nam

Ở Việt Nam, giá mủ cao su nguyên liệu trong tháng 7/2020 có diễn biến ổn định: Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Cao su Đồng Nai trong tháng 7/2020 đã thu mua mủ cao su (loại mủ chén, khô) với giá trung bình là 9.600VND/kg không thay đổi so với tháng 6/2020.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giá cao su xuất khẩu của Việt Nam tháng 7/2020 trung bình đạt 1,205 USD/kg (tăng 2,2% so với tháng 6/2020 và giảm 14,36% so với tháng 7/2019).

Nguyên nhân:Tình hình dịch Covid-19 khiến doanh số bán xe ô tô toàn cầu giảm, ảnh hưởng mạnh tới ngành sản xuất cao su. Tuy nhiên nhu cầu cao su trong các ngành thiết bị y tế tăng mạnh vẫn đang là đối trọng giữ cho giá cao su trên thị trường thế giới tăng trong tháng 7/2020.

Ở thị trường Việt Nam,giá cao su nguyên liệu cũng ổn định. Hiện các nhà máy đã trở lại hoạt động bình thường,nhưng do diễn biến của Covid-19 trên thế giới còn phức tạp và thị trường lớn như Trung Quốc vẫn chưa hồi phục sức mua.

Dự báo: Giá cao su tự nhiên trong tháng 8/2020 có thể sẽ tiếp tục tăng từ 1-3% so tháng 7/2020 nhưng vẫn ở mức thấptrong bối cảnh suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19 trên thế giới còn diễn biến phức tạp…

7. Lãi suất trong tháng 8/2020tiếp tục xu hướng giảm nhẹ do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

7.1. Thế giới

Với tín hiệu tích cực từ đà phục hồi của một vài nền kinh tế lớn trong quý II/2020 điển hình làTrung Quốc, Ngân hàng Trung ương các nước nhìn chung vẫn giữ nguyên các mức lãi suất cơ bản trong tháng 7/2020như các tháng trước nhằm tránh gây ra tâm lý hoang mang cho giới đầu tư, ảnh hưởng tiêu cực đến việc phục hồi nền kinh tế. Và mức lãi suất thấp như hiện nay nhiều khả năng sẽ được duy trì ổn định trong các tháng cuối năm.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 0-025%sau cuộc họp ngày 28-29/7 và dự báo lãi suất sẽ được duy trì ở mức hiện tại cho tới ít nhất là năm 2022 do tác động mạnh của dịch Covid-19 đến các chỉ số kinh tế vĩ mô như tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Tại châu Âu, ngày 16/7, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tuyên bố giữ nguyên mức lãi suất cơ bản (0,25%/năm), lãi suất chủ chốt (-0,5%/năm) như tháng 3/2020 nhằm giúp duy trì chi phí đi vay của các doanh nghiệp và người tiêu dùng ở mức tương đương giai đoạn trước khi dịch Covid-19 bùng phát.

Tại châu Á, ngày 20/7, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) thông báo giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản (LPR) đúng như kỳ vọng của thị trường, trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phục hồi sau dịch Covid-19. Theo đó, lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn một năm (LPR) được giữ nguyên ở mức 3,85%, trong khi LPR kỳ hạn năm năm vẫn ở mức 4,65%, lãi suất cho các khoản vay MLF kỳ hạn một năm đối với các tổ chức tài chính vẫn ở mức 2,95%. Đây là tháng thứ ba liên tiếp PBoC giữ nguyên các loại lãi suất tham chiếu này.

7.2. Việt Nam

Tác động của việc các ca lây nhiễm Covid-19 xuất hiện trở lại trong cộng đồng nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng kinh doanh, khiến cho lãi suất tháng 7/2020 tiếp tục xu hướng giảm.

Trước tiến triển tích cực của tình hình kinh tế vĩ mô trong 7 tháng đầu năm 2020, lãi suất điều hành trong tháng 7/2020 được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) giữ ổn định như các mức tương ứng trong tháng 6/2020. Cụ thể:

-         Lãi suất tái cấp vốn giữ ở mức4,50%/năm;

-         Lãi suất tái chiết khấu giữ ở mức 3,00%/năm;

-         Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng giữ ở mức5,50%/năm;

-         Lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mởgiữ ở mức 3,00%/năm.

Lãi suất trên thị trường liên ngân hàngtháng 7/2020 tiếp tục giảm nhẹ và tạo đáy mới về mức quanh 0,12% đến 0,45%với các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 1 tháng trong các phiên giao dịch đầu tháng 7; sau đó lấy lại đà phục hồi và tăng nhẹ vào phiên giao dịch cuối tháng với tất cả các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 1 tháng. Nguyên nhân chủ yếu là do: (i) thanh khoản của hệ thống vẫn ở trạngthái tích cực; (ii) ảnh hưởng từ quyết định giảm lãi suất điều hành của NHNN trong tháng 3/2020 và tháng 5/2020; và (iii) tăng trưởng tín dụng thấp khi chỉ đạt 3,26% trong 6 tháng đầu năm 2020, chỉ bằng khoảng một nửa so với cùng kỳ năm 2019 và là mứctăng thấp nhất trong 7 năm qua.

Lãi suất huy động bằng VNDtrên toàn hệ thống tiếp tục giảm tại tất cả các kỳ hạn trong tháng 7/2020 với mức giảm mạnh nhất tại các kỳ hạn 6 tháng đến 12 tháng (giảm 0,20% đến 0,50%) và trên 12 tháng (0,10% đến 0,50%) trước ảnh hưởng của việc dịch Covid-19 bùng phát trở lại và việc điều chỉnh giảm lãi suất điều hành của NHNN vào tháng 3/2020 và tháng 5/2020, cùng với việc tăng trưởng huy độngvẫn ổn định trong khi tăng trưởng tín dụng thấp. Cụ thể như bảng 7 dưới đây:

Bảng 7: Lãi suất tiền gửi của hệ thống ngân hàng thương mại tháng 7/2020

Kỳ hạn

Tháng 6/2020 (%/năm)

Tháng 7/2020 (%/năm)

Mức giảm (%/năm)

Kỳ hạn dưới 6 tháng

4,0- 4,25

3,7-4,25

$0,30

Kỳ hạn6 đến dưới 12 tháng

4,9- 6,6

4,4-6,4

$0,50 - 0,20

Kỳ hạn 12, 13 tháng

6,5 -7,4

6,0 - 7,3

$0,50 - 0,10

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Ngân hàng Nhà nước

Tương tự như lãi suất huy động, từ đầu tháng 7/2020, hầu hết các ngân hàng đều đã thông báo giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay mới và cả trên dư nợ hiện hữu với mức giảm lãi suất từ 0,5 đến 2,5%/năm.Song mặt bằng phổ biến chung lãi suất cho vay VND trên thị trường tháng 7/2020 giữ ổn định như tháng 6/2020, phổ biến ở mức 6,0% đến 9,0%/năm đối với ngắn hạn; 9,0% đến 11%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng VND đối với một số ngành lĩnh vực ở mức 5,5%/năm.

Lãi suất trúng thầu của trái phiếu Kho bạc Nhà nước tháng 7/2020ghi nhận sự biến động theo các kỳ hạn 5 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm với xu thế đảo chiều giảm nhẹ tại tất cả các kỳ hạn so với tháng 6/2020.

Mức giảm lãi suất trúng thầu của trái phiếu Kho bạc Nhà nước trong tháng 7/2020 so với tháng 6/2020 dao động từ 0,04%đến 0,20%/năm. Trong đó, lãi suất trúng thầu tại kỳ hạn 10 năm giảm mạnh nhất với mức giảm dao động trong vùng 0,06% đến 0,20%/năm. Trong khi đó, trái phiều kỳ hạn 5 năm ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong phiên cuối tháng 7/2020 với mức giảm 0,18%.

Bảng 8: Lãi suất trúng thầu của trái phiếu Kho bạc Nhà nước
tháng 7/2020so với tháng 6/2020

STT

Kỳ hạn
trái phiếu

Lãi suất trúng thầu tháng 6/2020 (%/năm)

Lãi suất trúng thầu tháng 7/2020 (%/năm)

Mức giảm (%/năm)

1

5 năm

1,92 - 1,97

1,74 - 1,92

$0,18 - 0,05

2

10 năm

2,98 - 3,01

2,78 - 2,95

$0,20 - 0,06

3

15 năm

3,12 - 3,15

2,99 - 3,11

$0,13 - 0,04

4

20 năm

3,42 -3,45

3,34 - 3,39

$0,08-0,06

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

* Dự báo: Nhìn chung, lãi suất trong tháng 8/2020 nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì ổn định hoặc giảm nhẹ ở một số kỳ hạn với các kịch bản sau:

Kịch bản 1: làn sóng thứ hai của dịch Covid-19được khoanh vùng, ngăn chặn kịp thời tại Việt Nam và được kiểm soát tốt tại các vùng tâm dịch trên thế giới vào tháng 8/2020, các biện pháp giãn cách xã hội chỉ diễn ra tại một số tụ điểm.

Khi đó, hoạt động sản xuất trong nước không bị xáo trộn lớn trong khi kinh tế thế giới dần phục hồi, cộng với tình trạng thanh khoản đang dư thừa giúp lãi suất được duy trì ổn định và nhiều khả năng dao động trong vùng cân bằng thấp hơn trước để hỗ trợ đà phục hồi kinh tế.

Kịch bản 2: các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19 bất lực, dịch bùng phát mở rộng trở lại tại Việt Nam và không có dấu hiệu suy giảm tại nhiều nước trên thế giới vào tháng 8/2020, các biện pháp giãn cách xã hội được khôi phục trên phạm vi toàn cầu.

Khi đó, nền kinh tế Việt Nam và thế giới lún sâu vào suy thoái, doanh nghiệp bị đình đốn. Để cứu vãn nền kinh tế, lãi suất sẽ tiếp tục được điều chỉnh giảm nhưng chủ yếu ở các kỳ hạn ngắn (dưới 6 tháng), còn các kỳ hạn dài (trên 12 tháng) sẽ khó giảm do chịu ảnh hưởng nhiều hơn của nhu cầu tái cơ cấu nguồn vốn nhằm đáp ứng các quy định trong nội bộ ngành ngân h&agr

Trở lại
CÁC BÀI VIẾT KHÁC
40 triệu USD hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (25/12/2010)
Các doanh nghiệp lớn ám ảnh bởi vụ Vinashin (25/12/2010)
Giá vàng và USD quay đầu giảm mạnh (22/02/2011)
Giá mặt bằng bán lẻ Hà Nội - TP HCM cùng hạ nhiệt (19/01/2011)
Vàng ‘rơi’ xuống đáy của 2 tháng (21/01/2011)
Thống đốc Ngân hàng giải trình về lãi suất, lạm phát (25/12/2010)
Vàng vượt 36,3 triệu đồng (15/02/2011)
Báo cáo tài chính nhà nước năm 2018 đang dần hoàn thiện (09/01/2020)
Mặt hàng nào giảm giá mạnh sau kì nghỉ lễ? (06/05/2011)
Nhà đất Hà Nội, Sài Gòn rục rịch giảm giá (23/05/2011)
Sữa nội vẫn chưa chịu giảm theo giá thế giới (31/05/2011)
Giảm mục tiêu tăng trưởng, nới chỉ tiêu lạm phát (06/06/2011)
Thị trường bán lẻ Việt Nam liên tiếp rớt hạng (08/06/2011)
Xe ngoại tăng mạnh trước thời điểm siết thủ tục nhập khẩu (27/06/2011)
Thu hút FDI giảm một nửa (28/06/2011)
Xem tiếp
 
 
         Tin tức & sự kiện mới
Viện Kinh tế - Tài chính tổ chức hội thảo “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2023 dự báo 2024
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 07 năm 2023
Viện Kinh tế - Tài chính tổ chức thành công Hội thảo: “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2023”
Viện Kinh tế - Tài chính tổ chức Hội nghị viên chức và tổng kết năm học 2022 - 2023
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 06 năm 2023
Viện Kinh tế - Tài chính phối hợp cùng Viện CFA Hoa Kỳ và Học viện Smart Train tổ chức toạ đàm “Triển vọng nghề nghiệp trong ngành phân tích đầu tư tài chính”
Lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Viện kinh tế - Tài chính và Trường đại học công nghiệp dệt may Hà Nội
Viện Kinh tế - Tài chính ký Biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện với Tập Đoàn Đinh Lê
Chuỗi chia sẻ về tài chính toàn diện: Khởi đầu của hợp tác đào tạo và nghiên cứu giữa Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính và Tổ chức OXFAM tại Việt Nam
“Tập huấn cập nhật kiến thức mới về quản lý, sử dụng tài sản công năm 2023”
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 03 năm 2023
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 02 năm 2023
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 01 năm 2023
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 12 năm 2022
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 11 năm 2022
Báo cáo phân tích dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 10 năm 2022
Báo cáo phân tính dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 9 năm 2022
Báo cáo phân tính dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 8 năm 2022
Báo cáo phân tính dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 7 năm 2022
Báo cáo phân tính dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 6 năm 2022
        Email
        Hình ảnh hoạt động
Khóa học Quản trị Tài chính (từ 14-16/7/2011)
Viện kỷ niệm 86 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Bế giảng khóa học Quản trị Tài chính (14/5/2011)
Khóa Quản trị Công ty ngày 7-9/4/2011
Bế giảng khóa học Quản trị Công ty (9/4/2011)
Xem toàn bộ

Viện Kinh tế - Tài chính

Số 179 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội

ĐT: 024 3933 4139

Email: vienkttc@hvtc.edu.vn